Tục nướng cá tế thần làng Đình Tổ

Theo phong tục địa phương từ bao đời nay, cứ đến lễ hội làng Đình Tổ (Thuận Thành) vào ngày 12 tháng 8 Âm lịch hằng năm...

cá mè
Cá mè. Ảnh: Mùa gặt miền Tây.

Nhân dân mọi nơi “không hẹn mà về”, nô nức cùng nhau tham dự lễ hội làng Đình Tổ để được xem các nghi lễ rước “cá lễ vật”, tế lễ công đồng và đặc biệt là được cùng nhân dân làng Đình Tổ chung tay thực hiện lễ thức “nướng cá tế thần” - Một nét sinh hoạt văn hoá tâm linh đặc sắc mang tính cộng đồng và được bao thế hệ dân làng Đình Tổ trao truyền, gìn giữ.

Theo các bậc cao niên trong làng kể lại, huyền tích “nướng cá tế thần” ở làng Đình Tổ (xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành): Phong tục này có từ lâu đời, gắn liền với câu chuyện mang tính huyền thoại về Lê Văn Thịnh - vị trang nguyên khai khoa (người làng Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Để tưởng nhớ đến bậc tiền nhân - vị Trạng nguyên khai khoa/ thái sư Lê Văn Thịnh và dựa vào câu chuyện huyền tích xưa về ông, hằng năm cứ vào dịp lễ hội làng Đình Tổ (ngày 12 tháng 8 Âm lịch, cũng là này mất của ông) người dân làng Đình Tổ lại tổ chức đình đám và thực hiện nghi thức “nướng cá tế thần” và nấu cháo dâng cúng Thành hoàng làng và ông bà tổ tiên cầu cho mưa thuận giáo hoà, mùa màng bội thu, quốc thái dân an...

đền thờ lê văn thịnh
Đền thờ vị Trạng nguyên khai khoa/ thái sư Lê Văn Thịnh. Ảnh: Báo Dân Trí.

Việc chuẩn bị món cá nướng - lễ vật dâng cúng thành hoàng trong ngày hội làng được tiến hành như sau: Làng Đình Tổ có 4 xóm, gồm: Xóm Nghè, xóm Đình, xóm Chùa và xóm Sông. Mỗi xóm tiến cử một đội có 3 người khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, ai tuổi cao sẽ là đội trưởng. 

Việc đầu tiên là phải lựa chọn đủ 3 con cá Mè to, mình dài vừa khít cái lá dong (còn gọi là mè lá dong), thường mỗi con cũng nặng khoảng 3 - 4 cân. Gia đình người nào được đội mình giao nuôi cá thường phải chuẩn bị từ đầu năm và coi đó là phúc lớn, là niềm vinh dự cho cả gia đình, dòng họ.

Đến ngày 6 tháng 8 Âm lịch, cá được bắt lên, mổ moi và không chặt đuôi, để nguyên vây, vẩy, bụng cá được nhồi đặc lá chuối khô. Trước khi nướng cá, gia chủ cho đào ba hố nhỏ giữa nền nhà, dùng ống tre tươi tách đôi xuyên qua hai mang xuống bụng cá rồi cắm phía đầu xuống hố đất; sau đó dùng cành cây duối khô hoặc loại cây gỗ thơm đốt lấy than cho xuống hố đất (chuẩn bị sẵn giữa nhà) tạo hơi nóng để nướng cá cho đến khi chín bằng than củi, nhưng đảm bảo vàng đều, không để bị cháy... Sau khi cá nướng xong, dùng chiếc bồ cót mới mua treo ngược lên xà nhà để cất giữ cá. Trong thời gian chờ ngày hội thi, gia chủ mổ 3 con lợn cọc thết đãi gia đình anh em trong đội và đại diện các gia đình trong xóm cùng vui chung...

Sáng ngày 11-8 Âm lịch, cá được đưa lên kiệu, miệng ngậm một bông hoa dâm bụt, chờ các bậc cao niên cùng trai tráng trong làng mang cờ lệnh “trống giong cờ mở” vào rước cá ra đình làng dự hội thi “cá lễ vật” và thực hiện nghi thức tế lễ. Đoàn rước cá đi đến đâu dân làng đi theo cùng hân hoan ngênh đón, đưa kiệu rước đến sân đình...

Trưa ngày 12-8 Âm lịch, sau khi tổ chức dự thi “cá lễ vật” và dâng lễ tế thánh, ban khánh tiết lễ hội tổ chức đoàn rước cá, gồm 4 kiệu (long đình) đi giữa và ngựa trắng, kiệu bát cống, cờ thần, đồ tế khí (bộ Binh pháp bát bửu) và phường bát âm, trống chiêng, tù và... dẫn trước, dân làng đi theo sau tiếp tục hành trình rước từ đình ra nghè và dừng lại tại bãi sân đất phía trước nghè để tế “Mộc dục” rồi lại rước về đình và kết thúc.

Sáng ngày 13-8 Âm lịch, người dân trong làng và khách thập phương lại cờ hoa, chống lệnh náo nức lên dốc đê đầu làng chờ đón đoàn rước kiệu long đình từ làng Lệ Chi (Gia Lâm - Hà Nội) một làng kết chạ với làng Đình Tổ sang cùng thực hiện nghi thức lễ Thành hoàng, tế lễ công đồng và chung vui cùng đông hội...

Tục thi “nướng cá tế thần” và nghi thức dâng “cá lễ vật” trong ngày hội làng - Nét đẹp văn hoá dân gian tại lễ hội làng Điềng (Đình Tổ) đã được trao truyền qua nhiều thế hệ và thành lệ tục truyền thống riêng có ở nơi này. Hiện nay, cụm di tích, gồm: Đình, nghè, chùa và lăng mộ Thái sư Lê Văn Thịnh của làng Điềng xưa, Đình Tổ nay được công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 2001.

Trong đình làng vẫn lưu giữ được hai bức hoành phi cổ, có nội dung: “Khai quốc Trạng nguyên” và “Tiền triều lương sứ”, nhân dân địa phương đã luôn làm tốt công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá tín ngưỡng của di tích. Ba năm trước, với sự đóng góp công sức, tiền của của nhân dân địa phương, có sự quan tâm hỗ trợ kinh phí của tỉnh Bắc Ninh và thập phương công đức.

BQL di tích làng Đình Tổ đã tiến hành thành công một đợt đại trùng tu toàn bộ cụm di tích, gồm: Đình, nghè, chùa và lăng mộ của Thái sư Lê Văn Thịnh. Đến nay mỗi lần đến thăm quan và làm lễ Thành hoàng làng, chúng tôi đều nhận thấy khu di tích này ngày một khang trang tố hảo, xứng tầm là nơi thờ cúng và ghi nhớ công đức của vị Trạng nguyên khai khoa, vị thái sư đầu triều - triều đại nhà Lý và vua Lý Công Uẩn, vị vua hiền đức vang bóng một thời, mở ra kỷ nguyên Đại Việt rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam.

Báo Bắc Ninh
Đăng ngày 01/07/2022
Nho Thuận
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 02:36 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 02:36 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 02:36 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 02:36 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 02:36 26/04/2024