Rất nhiều giai đoạn trong cuộc đời con cua phải tiếp xúc với môi trường axit cao (độ Ph thấp) hơn bình thường. Ví dụ, môi trường biển mà ấu trùng cua da sống thay đổi liên tục, đặc biệt là các mức axit. Ở giai đoạn này, cua da dường như có thể chịu được sự thay đổi độ pH của môi trường nước biển. Nhưng nếu con cua sống trong môi trường có độ axit cao hơn ở giai đoạn phôi thai, khả năng chịu được những thay đổi trong quá trình axit hóa đại dương của nó sẽ thấp hơn khi ở giai đoạn ấu trùng.
Cua con tiếp xúc với môi trường biển có độ pH thấp không tích tụ được canxi tốt, do đó vỏ mềm hơn khiến chúng dễ bị các loài săn mồi ăn thịt. Một nghiên cứu khác cho thấy cua huỳnh đế xanh tiếp xúc nhiều với môi trường axit có tốc độ tăng trưởng thấp hơn và tỷ lệ cua trưởng thành chết cao hơn.
60% hải sản của Mỹ có nguồn gốc từ Alaska và trong số đó phần lớn là cua. Các nghiên cứu mới về ảnh hưởng đối với giai đoạn tăng trưởng là bằng chứng cho thấy tương lai nguồn lợi cua da và cua huỳnh đế xanh tại vùng biển Alaska không chắc chắn.
Trong năm 2013, NOAA đã cung bố phát hiện độ pH trong nước biển thấp hơn có thể ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của cua huỳnh đế đỏ và cua da Alaska. Trong những năm qua, NOAA đã xem xét các tác động của hiện tượng axit hóa đại dương tới các giai đoạn khác nhau trong vòng đời của cua da và cua huỳnh đế xanh và đưa ra dự báo không tốt.
Tuy nhiên, cả cua da và cua huỳnh đế xanh đều là loại có khả năng thích ứng.