Tuyên Quang: Hướng đến làm giàu từ cá đặc sản

Toàn tỉnh Tuyên Quang hiện có 11.288 ha diện tích mặt nước có tiềm năng NTTS, trong đó: Ao hồ nhỏ chuyên nuôi thủy sản 2.010 ha; hồ thủy lợi tận dụng nuôi thủy sản 776 ha; hồ sinh thái Na Hang 8.446 ha, nuôi cá ruộng 56 ha. Đây là điều kiện thích hợp để phát triển nuôi các loài cá đặc sản (rầm xanh, anh vũ, chiên, bỗng, lăng chấm...) mang lại giá trị kinh tế cho người dân.

Tuyên Quang: Hướng đến làm giàu từ cá đặc sản
Người dân Tuyên Quang phát triển nghề nuôi cá lồng. Ảnh: Quốc Việt

Tận dụng lợi thế

Để khai thác tiềm năng, diện tích mặt nước, trong những năm qua công tác quy hoạch được tỉnh Tuyên Quang quan tâm, với mục tiêu triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp lĩnh vực thủy sản nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.Xã Thái Hòa, huyện Hàm Yên là một trong những địa phương đã phát huy tiềm năng sẵn có với hơn 9 km sông Lô chảy qua, tận dụng điều kiện thuận lợi này, năm 2006, một số hộ dân trong xã đã tổ chức nuôi cá lồng. Hiện nay, toàn xã có 35 hộ nuôi cá lồng với 135 lồng cá, tập trung chủ yếu ở 5 thôn: Ba Luồng, Tân An, Khánh An, Bình Thuận, Soi Long để khai thác tối đa điều kiện tự nhiên, phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng. Đặc biệt, năm 2017, HTX sản xuất kinh doanh cá chiên Thái Hòa đã được thành lập và sản phẩm cá chiên của HTX đã được công nhận theo tiêu chuẩn VietGAP.

Ông Phạm Văn Bình, Giám đốc HTX cho biết, hiện tại HTX có 12 thành viên với 64 lồng nuôi cá, trong đó có 51 lồng cá chiên và 13 lồng cá bỗng, sản lượng cá thu hoạch hàng năm đạt trên 4 tấn. Với giá thị trường hiện nay cá chiên dao động từ 460.000 - 500.000 đồng/kg, cá bỗng khoảng 240.000 - 260.000 đồng/kg, mỗi lồng cá trừ chi phí các hộ nuôi thu khoảng từ 50 - 60 triệu đồng. Riêng gia đình ông Bình, nuôi với 19 lồng, trong đó 14 lồng cá chiên và 5 lồng cá bỗng, vụ thu hoạch vừa qua sản lượng cá chiên ước trên 1,3 tấn, trừ chi phí cho thu lãi gần 500 triệu đồng.

Với lợi thế mặt nước vùng lòng hồ sinh thái Na Hang, nhiều hộ gia đình trong xã Đà Vị đã khai thác nguồn lợi này để đầu tư nuôi cá đặc sản trên hồ. Hiện, toàn xã có 13 hộ tham gia nuôi cá lồng với tổng số 96 lồng cá các loại. Năm 2018, mỗi lồng cá của bà con đạt bình quân 1,5 tấn. Từ nuôi cá, nhiều hộ đã nâng cao thu nhập cho gia đình.

Để khai thác tiềm năng, diện tích mặt nước, trong những năm qua công tác quy hoạch được tỉnh Tuyên Quang quan tâm, với mục tiêu triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp lĩnh vực thủy sản nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.Xã Thái Hòa, huyện Hàm Yên là một trong những địa phương đã phát huy tiềm năng sẵn có với hơn 9 km sông Lô chảy qua, tận dụng điều kiện thuận lợi này, năm 2006, một số hộ dân trong xã đã tổ chức nuôi cá lồng. Hiện nay, toàn xã có 35 hộ nuôi cá lồng với 135 lồng cá, tập trung chủ yếu ở 5 thôn: Ba Luồng, Tân An, Khánh An, Bình Thuận, Soi Long để khai thác tối đa điều kiện tự nhiên, phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng. Đặc biệt, năm 2017, HTX sản xuất kinh doanh cá chiên Thái Hòa đã được thành lập và sản phẩm cá chiên của HTX đã được công nhận theo tiêu chuẩn VietGAP.

Ông Phạm Văn Bình, Giám đốc HTX cho biết, hiện tại HTX có 12 thành viên với 64 lồng nuôi cá, trong đó có 51 lồng cá chiên và 13 lồng cá bỗng, sản lượng cá thu hoạch hàng năm đạt trên 4 tấn. Với giá thị trường hiện nay cá chiên dao động từ 460.000 - 500.000 đồng/kg, cá bỗng khoảng 240.000 - 260.000 đồng/kg, mỗi lồng cá trừ chi phí các hộ nuôi thu khoảng từ 50 - 60 triệu đồng. Riêng gia đình ông Bình, nuôi với 19 lồng, trong đó 14 lồng cá chiên và 5 lồng cá bỗng, vụ thu hoạch vừa qua sản lượng cá chiên ước trên 1,3 tấn, trừ chi phí cho thu lãi gần 500 triệu đồng.

Với lợi thế mặt nước vùng lòng hồ sinh thái Na Hang, nhiều hộ gia đình trong xã Đà Vị đã khai thác nguồn lợi này để đầu tư nuôi cá đặc sản trên hồ. Hiện, toàn xã có 13 hộ tham gia nuôi cá lồng với tổng số 96 lồng cá các loại. Năm 2018, mỗi lồng cá của bà con đạt bình quân 1,5 tấn. Từ nuôi cá, nhiều hộ đã nâng cao thu nhập cho gia đình.

Ông Nông Văn Tinh, thôn Xá Thị, xã Đà Vị chia sẻ, hiện, gia đình ông đang duy trì nuôi 10 lồng cá đặc sản gồm cá lăng, cá chiên, cá trắm, trung bình mỗi lồng có 1.000 con. Cá được nuôi trên hồ sinh thái Na Hang có chất lượng thịt thơm ngon hơn so với cá nuôi trên các ao, hồ... do nguồn nước sạch, thức ăn dồi dào, cùng đó, nguồn cá giống được người nuôi mua ở Trung tâm Giống thủy sản tỉnh. Mỗi năm gia đình ông xuất bán trên 1 tấn cá các loại, trừ chi phí, thu lãi 100 - 120 triệu đồng.

Phát triển sản phẩm chủ lực

Ông Hà Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Đà Vị cho biết, hiện nay, cá đặc sản là một trong hai sản phẩm nông nghiệp được xã lựa chọn làm sản phẩm chủ lực trong chương trình mỗi xã một sản phẩm. Thời gian tới, UBND xã tích cực tuyên truyền cho người nuôi thực hiện các quy định về an toàn trong sản xuất nhằm hướng tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá đặc sản địa phương.

Thực tế cho thấy, nghề nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang dù có phát triển nhưng vẫn chưa phát huy được tiềm năng, giá trị sản xuất thủy sản còn thấp, năm 2018 giá trị sản xuất thủy sản đạt 236,6 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản chiếm 2,99% tỷ trọng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh.

Theo đó, nhằm tháo gỡ khó khăn, phát triển chuỗi giá trị cá đặc sản, đáp ứng nhu cầu thị trường dựa trên phát triển các mô hình kinh tế, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án phát triển thủy sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2019 - 2025; trong đó, phấn đấu diện tích mặt nước NTTS đến năm 2025 đạt trên 12.200 ha; tập trung sản xuất giống cá đặc sản; bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản theo hướng bền vững gắn với phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.

Báo Tuyên Quang
Đăng ngày 29/10/2019
PV
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 21:33 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 21:33 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 21:33 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 21:33 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 21:33 20/04/2024