Tỷ lệ cho ăn phù hợp với sự phát triển của cá trê phi

Là một trong những loài cá nước ngọt bản địa rất có giá trị về mặt kinh tế. Được nuôi phổ biến trong các mô hình quảng canh, thâm canh,...

Cá trê phi
Cá trê phi có nguồn gốc từ Châu Phi. Ảnh: Chợ cá Yên Sơn

Trong mô hình thâm canh, chi phí thức ăn cung cấp cho loài cá này được ghi nhận chiếm khoảng 80% chi phí sản xuất, khiến việc đạt được lợi nhuận gặp khó khăn. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ ăn hợp lý cho cá trê phi, từ đó giảm phí thức ăn, cải thiện kinh tế cho bà con. 

Một số đặc điểm về cá trê phi 

Cá Trê Phi (tên khoa học: Clarius gariepinas) là một loài cá có nguồn gốc từ Châu Phi. Cá trê phi có phần thân thon dài. Đầu lớn, xương với mắt nhỏ, miệng lớn. Cá có bốn cặp râu dài không đều, vây lưng dài. Ngạnh trước có răng cưa gắn ngực và vây đuôi tròn. Màu sắc thay đổi từ vàng cát đến màu xám ô liu xen những mảng màu nâu, xanh tối. Bụng màu trắng. Cá lớn nhanh, bình quân nuôi 6 tháng đạt 1kg/con, trọng lượng cá đạt tối đa là 12,8kg nhưng thịt mềm ít thơm. 

Các loài cá trê nói chung đều có tính chịu đựng cao với môi trường khắc nghiệt như ao tù, mương rãnh,...nơi có hàm lượng oxygen thấp vì cơ thể cá trê có cơ quan hô hấp phụ gọi là "hoa khế" giúp cá hô hấp được nhờ khí trời. Cá có đặc tính ăn tạp, thức ăn chủ yếu là động vật, trong tự nhiên cá ăn côn trùng, giun ốc, tôm cua, cá... .  

Loài cá này có chứa protein. Theo nghiên cứu, 100 gram loài cá này sẽ cung cấp 39% nhu cầu protein hàng ngày. Vậy nên đối với những người có chế độ ăn kiêng, giảm cân, bổ sung protein thay thế tinh bột. Ngoài ra, cũng có thể cung cấp 121% vitamin B12 lượng yêu cầu hằng ngày. Từ đó có thể cải thiện sức khỏe tâm thần, chống bệnh tim, ngừa và điều trị thiếu máu. 

Cá trê phiLoài cá này có chứa protein trong 100 gram loài cá này sẽ cung cấp 39% nhu cầu protein hàng ngày. Ảnh: Wikipedia

Nghiên cứu xác định tỷ lệ cho ăn hợp lý

Cá trê phi có khối lượng từ 14 - 16 g/con nuôi tại khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Thí nghiệm được thực hiện trong 2 tháng và bao gồm 4 nghiệm thức với các tỷ lệ cho ăn khác nhau gồm 100% (cho ăn đến khi cá hoàn toàn no), 90%, 80% và 70%. Việc thay nước và lắp đặt hệ thống sục khí vào ao nuôi được đưa vào thí nghiệm giúp ổn định các chỉ tiêu chất lượng nước, đều nằm trong khoảng thích hợp cho việc tăng trưởng của cá trê phi. 

Cho ăn: Cá ở các nghiệm thức được cho ăn 2 lần/ngày bằng cám viên công nghiệp theo các tỷ lệ 100%, 90%, 80% và 70%, cho ăn buổi sáng vào khoảng 7h - 9h, chiều khoảng 15h - 17h. Sau 60 phút vớt thức ăn thừa và ghi nhận lượng ăn hàng ngày theo từng bể. 

Môi trường nuôi: Quan sát mẫu nước bể qua các ngày và đo các thông số môi trường (bằng bộ test so màu Sera của Đức) như nhiệt độ, DO, pH, NH3, NH4+, NO3-. Trong đó, nhiệt độ đo bằng nhiệt kế, ghi chép lại các thông số môi trường và điều chỉnh thay nước cho hợp lý. Các thông số NH4+, NO3- theo dõi trước và sau khi thay nước (chu ky 1 tuần/lần). 

Quản lý sức khỏe cá: Kiểm tra hoạt động ăn, bắt mồi của cá hàng ngày. Theo dõi cá bệnh, cá chết và tỷ lệ sống. Thu mẫu kiểm tra bệnh cá định kỳ.  

Kết quả

Nhìn chung, tỷ lệ sống sau 2 tháng nuôi của 4 nghiệm thức dao động trong khoảng 92,12 - 95,55% và không có sự khác biệt đáng kể. Như vậy, tỷ lệ sống của cá trê phi không bị ảnh hưởng bởi việc giảm lượng thức ăn. Chứng tỏ, nếu phương pháp cho ăn giảm dần theo tỷ lệ hợp lý sẽ không tác động đến tỷ lệ sống của cá, các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá có thể do điều kiện môi trường, thời tiết bất lợi, cá bệnh hoặc bị xây xác trong quá trình vận chuyển,..  

Kết quả tăng trường ghi nhận sau 2 tháng ương nuôi cho thấy việc cho ăn giảm dần theo tỷ lệ với cùng độ đạm ở tỷ lệ 90% và 80% không có sự khác biệt lớn. Ở tỷ lệ 70% so với chế độ ăn 100% trong lượng trung bình cá thí nghiệm có sự khác biệt. Từ đó, có thể thấy cho cá ăn ở tỷ lệ 80% so với lượng thức ăn tối đa (100%) thì không làm ảnh hưởng đến trọng lượng trung bình và tỷ lệ sống của cá trê phi. 

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng ghi nhận hệ số chuyển đổi thức ăn ở tỷ lệ 80% được cho là thấp hơn hẳn so với ở tỷ lệ 100% và 90% (1,65 so với 1,87 và 1,95), do đó có thể hiểu rằng ở khẩu phần 80% này giúp cho việc hấp thu thức ăn của cá trê phi trở nên hiệu quả hơn, giảm được lượng thức ăn thừa trong ao nuôi từ đó duy trì ổn định chất lượng môi trường nước trong ao, hạn chế được bệnh dịch trên cá.  

Với kết quả nghiên cứa đã đạt được, khi sản xuất 10 tấn cá trê phi sẽ chỉ tiêu tốn 16,5 tấn thức ăn thay vì 19,5 tấn nếu như cho cá ăn theo lượng tối đa. Giúp tiết kiệm được 3 tấn thức ăn với giá trung bình là 9 triệu đồng/tấn, chi phí thức ăn tiết kiệm được khoảng 27 triệu đồng. Việc này hỗ trợ nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi, giúp cho nghề nuôi cá trê phi ở Việt Nam có thể vươn xa và càng phát triển bền vững hơn trong tương lai. 

Đăng ngày 14/06/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 14:47 27/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 14:47 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 14:47 27/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 14:47 27/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 14:47 27/01/2025
Some text some message..