Tỷ phú nuôi cá biển

“Anh Trọng từ làm “than thổ phỉ” trở thành trùm nuôi cá, doanh thu 25 – 30 tỷ đồng/năm; nhà 2 chiếc xe ôtô, bất động sản trị giá mấy chục tỷ đồng.

Mô hình nuôi cá
Mô hình nuôi cá hàng năm sản lượng cá nuôi biển của ông Trọng đạt hơn 200 tấn. Ảnh: baokhanhhoa.vn

Lãi lớn từ nuôi cá

“Thấy giá cá bớp tăng cao, tôi đi xem và đặt cọc mua chiếc ôtô bảy chỗ trị giá 1,5 tỷ đồng, về nhà mới nói cho vợ biết. Bà vợ nhảy dựng lên: “Nhà mình lấy tiền ở đâu ra mà mua?”. Tôi đưa giấy đặt cọc 100 triệu đồng cho bà xem và trấn an: Chỉ cần bán hai lồng cá là đủ mua chiếc xe 1,5 tỷ. Đời anh đã trải qua nhiều khổ cực rồi…” - ngư dân Nguyễn Đức Trọng kể chuyện mua xe dễ như xúc vợt cá. Sự mạnh tay của ông Trọng bắt nguồn đợt trúng cá sau cơn bão . Khi ấy, cơn bão số 12 (năm 2017) đã càn quét tan hoang các vùng nuôi trồng thủy sản ở Khánh Hòa. Nhưng may mắn, bè nuôi cá của gia đình ông vẫn còn nguyên 30.000 con cá bớp. Trên thị trường hết cá, giá tăng lên 250.000 đồng/kg, ông trúng hơn 15 tỷ đồng, tiếp tục mở rộng quy mô nuôi trồng, mua thêm miếng đất biệt thự ở khu đô thị.

“Vì sao ông không nuôi chuyên một loại cá, mà nuôi đủ các loại, như: Cá chim, bè, bớp, mú… để phải theo từng chế độ ăn, chăm sóc quá cực?”, tôi hỏi thẳng vào vấn đề cốt lõi của ngư dân. Ông Trọng cười lập luận: “Mật độ nuôi trồng thủy sản ở vịnh Cam Ranh quá dày, nguồn nước biển liên tục thay đổi. Nếu chỉ nuôi một đối tượng, gặp con nước xấu có khi cá chết sạch. Nuôi nhiều loại cá, nếu gặp nước xấu, có thể chỉ một loại chết, nhưng những loại khác không bị ảnh hưởng. Làm theo kiểu này, người nuôi bảo tồn được nguồn vốn sản xuất, chăm sóc tốt sẽ có lãi khá”. Theo kinh nghiệm của ông Trọng, nuôi cá sử dụng thức ăn công nghiệp 60%, cá tươi chiếm 40%; cân đối được đạm động vật và thực vật để con cá phát triển đồng đều cả chiều dài và chiều ngang.

Ông Nguyễn Đức TrọngÔng Nguyễn Đức Trọng. Ảnh: baokhanhhoa.vn

Luôn lắng nghe để tiếp thu cái mới

Bí quyết của ông Trọng, khi một đối tượng nuôi đã đạt đỉnh lợi nhuận, ông không tham đeo bám mãi, sớm chuyển hướng sang đối tượng nuôi khác. “Năm 2018, tôi lãi cá bớp hơn 15 tỷ đồng. Năm 2019, tôi bị vố đau từ cá bớp, lập tức chuyển sang nuôi cá chim có lãi cao. Năm nay, tôi nuôi thêm cá bè, cá mú, chỉ nuôi một lồng nhỏ cá bớp, coi như dành tiền mừng đám cưới cho mấy đứa cháu làm trên bè” - ông Trọng nói.

Thành công từ nuôi cá là nhờ ông Trọng luôn lắng nghe để tiếp thu phương pháp mới mang tính khoa học. Vài tháng trước, ông mua 10.000 con cá mú giống, áp dụng phương pháp trộn nước tỏi (đã qua công thức lên men vi sinh) vào thức ăn cho cá ăn. Kết quả, cá mú nuôi đạt tỷ lệ sống hơn 95%. Thừa thắng xông lên, ông Trọng nuôi thêm 20.000 con. Từ kinh nghiệm và kiến thức của mình, ông Trọng thường xuyên hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá cho nhiều người dân.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 04/11/2022
Hải Luận
Nông thôn
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
• 11:22 02/06/2023

Gặp gỡ nông dân trao đổi kinh nghiệm nuôi cá lồng trên biển

Sáng ngày 30.5, tại hội trường UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp “Nuôi cá lồng trên biển”.

Nuôi cá lồng
• 10:43 01/06/2023

Thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển tại thành phố Quy Nhơn

Sáng ngày 30.5, tại phường Hải Cảng (thành phố Quy Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức chương gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người nuôi trồng thủy sản về các giải pháp thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển.

Buổi gặp gỡ
• 10:57 31/05/2023

Bàn về các giải pháp ứng dụng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại Hoài Nhơn

Ngày 23.5, tại phường Tam Quan Nam, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức chương trao đổi trực tiếp với người nuôi tôm để xây dựng các giải pháp ứng dụng và nâng cao hiệu quả nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng theo công nghệ Semi-Biofloc.

Hội nghị
• 10:43 25/05/2023

Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
• 13:16 02/06/2023

Sản xuất sinh khối từ tảo biển

Tảo là loài có vai trò quan trọng đối với các vấn đề về môi trường nhờ khả năng hấp thụ khí CO2 và giảm thiểu lượng khí metan sản sinh trong chăn nuôi.

Rong biển
• 13:16 02/06/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 13:16 02/06/2023

Kiêng tôm khi bị ho?

Người bị ho nên chú ý bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình một số nhóm thực phẩm giàu vitamin, kháng viêm. Việc kiêng một số loại hải sản như tôm là chưa có căn cứ khoa học.

Lột vỏ tôm
• 13:16 02/06/2023

Gặp gỡ nông dân trao đổi kinh nghiệm nuôi cá lồng trên biển

Sáng ngày 30.5, tại hội trường UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp “Nuôi cá lồng trên biển”.

Nuôi cá lồng
• 13:16 02/06/2023