Ứng dụng cây thuốc lá trong vận chuyển cá giống

Như chúng ta được biết, vận chuyển cá là một quá trình gây stress đối với cá, đặc biệt là đối với cá giống. Để hạn chế quá trình này, các loại thuốc mê được lạm dụng khá nhiều, điều này vừa làm lãng phí tiền vừa gây hại cho vật nuôi. Do đó, các nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm ra một loại chất thay thế thuốc mê vừa rẻ, thân thiện môi trường lại có tính hiệu quả cao.

Cây thuốc lá
Dùng lá cây thuốc lá rẻ và an toàn hơn thuốc mê tổng hợp trong vận chuyển cá giống.

Thuốc an thần trong vận chuyển cá giống

Ấn độ là một trong những quốc gia có hệ sinh thái cá nước ngọt khá đa dạng. Trong 2 thập kỉ qua, họ đã đóng góp hơn 95% lượng thủy sản nước ngọt sản xuất. Năm 2014, họ cung cấp hơn 4.39 triệu tấn cho nuôi trồng thủy sản thế giới. Hệ thống nuôi trồng có các loài thủy sản chủ lực như cá Catla, Rohu, Mrigal đều là các loài thuộc bộ cá chép. Trong đó Rohu hay cá trôi Ấn Độ là loài nuôi ghép được yêu thích nhất vì khả năng tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt thơm ngon. Tuy nhiên, trong nuôi thương phẩm cá Trôi Ấn Độ, người dân đã phải đối mặt với sự hao hụt trước cả khi bắt đầu nuôi.

Đối với nuôi trồng thủy sản, để tối đa hóa và sản xuất bền vững thì điều quạn trọng chính là sức khỏe và chất lượng giống nuôi. Tại Ấn Độ, khoảng cách giữa trại ương và trại nuôi là khá xa nhau, do đó vận tải chiếm một vai trò vô cùng lớn trong chuỗi cung ứng thủy sản. Thời gian vận chuyển phụ thuộc vào khoảng cách giữa trại nuôi và ương thường đoạn ngắn là gần 8h đi đường và dài là hơn 8h. 

Trong quá trình vận chuyển, hoạt động quang hợp của cá tăng gấp ba lần bình thường, cùng với việc cá được chứa trong không gian hẹp, mật độ cao nên stress là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu. Hệ quả là, tỉ lệ chết lên đến gần 90%. Do đó, để hạn chế các vấn đề như trên, người vận chuyển thường thêm vào thuốc an thần với liều nhẹ nhằm hạn chế hoạt động của cá, giúp cá ổn định trong lúc di chuyển.

Thuốc an thần là một dạng gây mê có tác dụng làm cá ngủ và giảm hoạt động lại. Thuốc an thần được thêm vào phải đảm bảo có tác dụng nhanh, cũng như khi hết tác dụng không để lại dư lượng, chi phí thấp lại an toàn cho vật nuôi và người sử dụng. Đến bây giờ, MS-222 là thuốc an thần duy nhất được USFDA chấp nhận sử dụng trong thức ăn của cá và để tránh tác dụng ngược của thuốc thì kiến thức về liều lượng sử dụng cụ thể ở mỗi loài được yêu cầu rõ ràng để đạt hiệu quả tốt nhất. Trong nuôi trồng thủy sản chỉ có vài nghiên cứu về vấn đề này trên các loài cá nước ngọt nhiệt đới phổ biến. Và gần đây các nhà nghiên cứu đang có xu hướng hướng tới cây thuốc lá.


Cá trôi Ấn Độ.

Cây thuốc lá – Nicotiana, một loại cây thảo mộc cho lá. Được sử dụng trong các bài thuốc xa xưa để giảm đau, co thắt hay trị giun. Cây thuốc lá rất có tiềm năng trong phục hồi và bảo vệ khi dùng đúng cách còn khi dùng sai liều (quá liều) thường gây ảnh hưởng nặng đến người dùng. Trong nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thuốc lá là loại thuốc mê có xuất xứ tự nhiên, rẻ, có sẵn và thân thiện môi trường rất thích hợp trong vận chuyển cá.

Ngoài ra, để đánh giá thí nghiệm trên các nhà khoa học đã theo dõi các chỉ tiêu chất lượng nước trong vận chuyển như nhiệt độ, pH, hàm lượng oxy hòa tan DO, hàm lượng CO2 hòa tan, NH3, NO2,…  vì đây cũng là yếu tố làm tăng tỉ lệ chết. Để theo dõi trình trạng trao đổi chất và sinh lí trong quá trình sử dụng thuốc, thí nghiệm còn kiểm tra các số liệu về huyết học như TEC, Hb, Hct, TLC,….

Nghiên cứu tác dụng của lá cây thuốc lá

1000 cá trôi Ấn Độ giống có chiều dài là 6.46 ± 0.68cm và khối lượng là 3.29 ± 0.52g sẽ được bắt tại trại giống ở Mumbai. Trước khi thuần dưỡng trong bể chứa 300L nước tại phòng thí nghiệm, cá được tắm với 5ppm thuốc tím (5g thuốc trên 1 khối nước). Khẩu phần ăn của cá là cám công nghiệp. Cá sẽ được bắt ngẫu nhiên để tiến hành thí nghiệm.

Nghiên cứu thực hiện ở 2 thí nghiệm:

Một là, nồng độ cần dùng trong vận chuyển: nồng độ lá cây thuốc lá được thêm vào là 25,50,75,100 và 125ppm. Các nồng độ này lần lượt được thêm vào các bể kính riêng biệt chứa 10 cá giống. Thời gian quan sát tối đa là 30 phút. Thời gian quan sát biểu hiện là cứ 2h một lần đến 12h thì kiểm tra tỉ lệ sống. Sau đó cá sống sẽ được theo dõi tiếp trong 24h tiếp theo để kiểm tra tỉ lệ sống lần nữa.

Hai là, liều lượng sử dụng trong vận chuyển thực tế: thí nghiệm có nghiệm thức đối chứng là 0ppm và 5 nghiệm thức với nồng độ như trên 25,50,75,100,125pmm được thực hiện trong khoảng thời gian vận chuyển là 6h và 12h. Túi nhựa đựng cá (75x45cm) được thêm vào 2L nước sạch và hòa với nồng độ thuốc tương ứng. Mỗi túi nhựa chứa 30 cá giống được bơm oxy đầy đủ. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Sau 6h và 12h, các túi được mở ra và kiểm tra tỉ lệ chết. Khi kết thúc thí nghiệm ở mốc 12h, cá được chuyển lại bể 300L và tiếp tục được đánh giá thêm đến 24h. Các yếu tố về huyết học và chất lượng nước cũng được kiểm tra rõ ràng và chính xác.

Chúng ra có thể sử dụng lá cây thuốc lá trong vận chuyển cá với nồng độ lên đến 75ppm. Nhưng hiệu quả nhất là nồng độ 25ppm trong thời gian là 12h. Lá cây thuốc lá cũng không gây bất cứ thay đổi nào cho môi trường vận chuyển và sức khỏe của cá. Nhìn chung, cây thuốc lá rẻ hơn nhiều so với thuốc mê tổng hợp. Người nông dân có thể sử dụng chúng để làm giảm tỉ lệ chết trên cá. Đây là một nghiên cứu nhằm giúp ích cho người dân, cải thiện tình hình nuôi trồng thủy sản nói chung và đưa chúng ta hướng đến sự phát triển bền vững trong xu hướng sản xuất không xa.

Đăng ngày 25/06/2020
Triệu
Nguyên liệu

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 13:19 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 13:19 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 13:19 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 13:19 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 13:19 17/11/2024
Some text some message..