Ứng dụng chế phẩm EM trong nuôi tôm nước lợ

Theo TS. Nguyễn Tấn Sỹ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thủy sản (Đại học Nha Trang), hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chế phẩm vi sinh với nhiều thương hiệu khác nhau, tuy nhiên, chế phẩm vi sinh được dùng phổ biến, với giá thành thấp, hiệu quả sử dụng cao và dễ áp dụng cho các mô hình VietGAP là chế phẩm EM (Efective Microorganism có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu).

EM
Ảnh minh họa. Nguồn: Tepbac

Vai trò của chế phẩm EM

EM là sản phẩm của Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa (Đại học Tổng hợp Ryukyus, Nhật Bản) sáng tạo ra. Chế phẩm này gồm 87 loài sinh vật kỵ khí và hiếu khí được lựa chọn từ 2.000 loài vi sinh vật sử dụng phổ biến trong công nghệ thực phẩm và công nghệ lên men, gồm vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm sợi. Đây là sản phẩm có độ pH < 3,5, dạng dung dịch, mùi thơm, chua ngọt, màu nâu.

Trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, chế phẩm EM có tác dụng tăng cường sức đề kháng và khả năng chống chịu của vật nuôi với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi, tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ các loại thức ăn của vật nuôi, tăng kích thích sinh sản vật nuôi. Bên cạnh đó, EM còn giúp tiêu diệt các vi sinh vật có hại, hạn chế ô nhiễm môi trường. Điều đặc biệt là EM có tác dụng tốt đối với mọi loài động vật nuôi, mọi loài động vật thủy sản.

Trong bảo vệ môi trường, chế phẩm EM giúp tiêu diệt các vi sinh vật gây hôi thối (H2S, SO2, NH3...) nên khi phun EM vào rác thải, cống rãnh, chuồng trại, ao nuôi,... sẽ khử mùi hôi nhanh chóng, giảm số lượng ruồi, muỗi, côn trùng trong môi trường. Khử mùi rác hữu cơ và tăng tốc độ mùn hóa. Ngăn chặn quá trình gây thối, mốc trong bảo quản nông sản. Cho hiệu quả cao, an toàn với môi trường và giá thành rẻ.

Cách sản xuất EM2 từ EM gốc

Cách tiến hành (với thùng chứa 50 lít), trước hết là vô trùng các thùng chứa, cho vào 46 lít nước ngọt, sạch khuẩn, 1 kg mật đường, khuấy đều. Sau đó cho vào 2 kg cám gạo hoặc bột ngô khuấy đều, 10g muối ăn, khuấy đều và cho vào 01 lít EM gốc khuấy đều. Đậy nắp ủ yếm khí trong thời gian 7 ngày. Với các thể tích lớn hơn (100L, 200 L, 500L...) thì các loại nguyên liệu tỷ lệ thuận với thể tích.

Cách sử dụng: Đối với xử lý nước, dùng 50 lít EM2/1.000m3 nước, trong tháng nuôi đầu 5 - 7 ngày sử dụng một lần, tháng thứ 2 sử dụng 3 - 5 ngày/lần; tháng thứ 3 trở đi 2 - 3 ngày/lần. Nếu sử dụng xử lý mùi hôi thối, dùng bình xịt phun EM2 trực tiếp lên bề mặt các nơi sản sinh ra mùi hôi thối.

Cách sản xuất EM5 từ EM gốc

Nguyên liệu gồm 1 lít EM gốc, 1 lít mật đường, 1 lít giấm, 2 lít rượu. Cách tiến hành, dùng bình có nắp đậy, sạch khuẩn. Thứ tự cho vào 2 lít rượu, 1 lít giấm, 1 lít mật đường, 1 lít EM gốc, khuấy đều, đậy kín và ủ yếm khí trong 3 ngày. Liều lượng sử dụng: 3,5 lít EM5/1.000m3nước, định kỳ 7 ngày sử dụng một lần. Khi tôm lớn tăng số lần sử dụng.

Cách sản xuất EM tỏi từ EM5

Nguyên liệu 1 lít EM 5 gồm 1 kg tỏi xay nhuyễn, 8 lít nước sạch khuẩn. Cách tiến hành, dùng bình có nắp đậy, sạch khuẩn. Thứ tự cho các nguyên liệu vào gồm 8 lít nước, 1 kg tỏi xay nhuyễn, 1 lít EM5, khuấy đều, đậy kín. Ủ yếm khí trong 24 giờ.

Cách sử dụng: Đối với phòng bệnh, sử dụng 01 lít EM tỏi + 1 kg thức ăn, ủ sau 1 giờ, cho ăn định kỳ. Nếu dùng trị bệnh, sử dụng liều lượng gấp đôi, cho ăn liên lục 7 - 10 ngày, sau đó quay lại liều phòng.

Cách sản xuất EM chuối từ EM2

Nguyên liệu chuẩn bị cần có 1 lít EM2, 1 kg chuối lột vỏ, xay nhuyễn. Cách tiến hành, dùng bình có nắp đậy, sạch khuẩn. Thứ tự cho vào 1 kg chuối lột vỏ xay nhuyễn, 1 lít EM2, khuấy đều, đậy kín. Ủ yếm khí trong 24 giờ.

Cách sử dụng: 1 lít EM chuối + 10 kg thức ăn, ủ sau 1 giờ, cho ăn liên tục.

Nguyên tắc sử dụng chế phẩm vi sinh

Không sử dụng chế phẩm vi sinh cùng lúc với kháng sinh và hóa chất diệt khuẩn. Sử dụng đúng liều lượng, không nên theo quan niệm sử dụng càng nhiều càng tốt. Chế phẩm vi sinh dạng bột nên dùng nước của ao nuôi hòa tan và sục khí mạnh 2 - 4 giờ trước khi sử dụng, để gia tăng sinh khối vi khuẩn.

Chế phẩm sinh học dạng nước nên ủ yếm khí để gia tăng sinh khối trước khi sử dụng. Thời gian xử lý vi sinh tốt nhất vào khoảng 8 - 10 giờ sáng, lúc nắng ấm, trời trong và hàm lượng oxy hòa tan cao. Cần định kỳ xử lý vi sinh để duy trì mật độ vi khuẩn thích hợp, nhằm kiểm soát sinh học môi trường nước và đáy ao, ổn định các yếu tố môi trường ao nuôi, ngăn ngừa các loài vi khuẩn gây bệnh, tảo độc và mầm bệnh tiềm ẩn trong ao.

Tiền Giang, 06/07/207
Đăng ngày 13/07/2017
Thành Công
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 19:01 19/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 19:01 19/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 19:01 19/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 19:01 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:01 19/11/2024
Some text some message..