Vấn đề sống còn đối với ngành chế biến, XK tôm: Liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu bền vững

Các vụ tôm năm 2013 cơ bản được mùa, sản lượng tôm thu hoạch những tháng cuối năm khá lớn. Tuy nhiên, tình trạng thiếu tôm nguyên liệu năm nay lại gay gắt hơn mọi năm, nhất là khi có sự cạnh tranh mua tôm nguyên liệu của thương lái Trung Quốc. Điều này đặt ra vấn đề cần giải quyết đối với ngành tôm là cần xem lại cách làm ăn của doanh nghiệp (DN) và mối liên kết giữa DN với nông dân.

xây dựng vùng nguyên liệu tôm

Cạnh tranh mua tôm

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), năm 2013, dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ vẫn còn xảy ra nhưng về cơ bản vụ nuôi tôm năm nay được mùa. Hoạt động sản xuất tôm nước lợ những tháng cuối năm tiếp tục diễn biến khá thuận lợi với sản lượng thu hoạch lớn, giá bán tăng cao. Theo báo cáo của các địa phương, tính đến hết tháng 10/2013, sản lượng tôm sú của Cà Mau đạt 92.260 tấn, tôm thẻ chân trắng 9.740 tấn; Bạc Liêu sản lượng tôm sú 45.547 tấn, tôm thẻ chân trắng 19.642 tấn; Kiên Giang sản lượng tôm sú 23.983 tấn, tôm thẻ chân trắng 8.578 tấn; Sóc Trăng sản lượng tôm sú 17.000 tấn, tôm thẻ chân trắng 41.000 tấn...

Năm nay lại xảy ra tình trạng cạnh tranh gay gắt trong thu mua tôm nguyên liệu ngay trên các vùng trọng điểm nuôi tôm vùng ĐBSCL, nhất là từ khi xuất hiện thương lái thu mua tôm tươi xuất sang Trung Quốc. Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, thời gian gần đây, thương lái thu mua tôm xuất sang Trung Quốc hoạt động ráo riết hơn bằng cách nâng giá thu mua cao hơn 20 - 25% so với các DN trong nước, họ thu mua cả tôm cỡ nhỏ, trên 150 con/kg.

Bằng cách trên, thời gian qua, mỗi ngày có trên 100 tấn tôm tươi xuất sang Trung Quốc. Điều này dẫn đến hậu quả là các DN chế biến tôm xuất khẩu trong nước cạnh tranh không lại, thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu, nhất là vào thời điểm cuối năm. Nếu như trước đây, mỗi tháng DN có thể mua được 100 tấn tôm nguyên liệu thì nay cao lắm cũng chỉ được 20 tấn. Trước tình trạng “chảy máu” tôm nguyên liệu, VASEP đã có nhiều văn bản kiến nghị các giải pháp ngăn chặn tình trạng này.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh ĐBSCL, thương lái Trung Quốc bắt đầu thu mua tôm nguyên liệu trong dân với giá cao từ đầu năm 2013 thông qua thương lái địa phương. Việc cạnh tranh thu mua này làm cho các DN tôm trong nước thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu nhìn ở góc độ khác, việc hợp tác xuất khẩu tôm nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc ở một số DN tăng trưởng tốt và đến nay chưa phát hiện tranh chấp, trở ngại gì lớn trong hợp tác kinh doanh. Nhiều chuyên gia ngành thủy sản cũng nhận định, Trung Quốc là thị trường đầy tiềm năng, sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Năm 2014, Tổng cục Thủy sản cho rằng cần phải khắc phục hạn chế lớn nhất là kiểm soát được chất lượng nguồn tôm giống, hiện còn khoảng 50% có nguồn gốc trôi nổi. Bên cạnh đó là hạ nhiệt phong trào nuôi tôm ồ ạt, phá vỡ quy hoạch nhằm tránh cho con tôm bị mất giá.

Thiếu tôm nguyên liệu chế biến

Cà Mau hiện có 34 nhà máy chế biến tôm xuất khẩu thuộc 31 DN với tổng công suất chế biến tới 190.000 tấn/năm nhưng công suất hoạt động của các nhà máy này chỉ đạt gần 40%. Tương tự, Bạc Liêu có 17 DN chế biến tôm, công suất chế biến 70.000 tấn thành phẩm/năm, tuy nhiên tổng sản lượng tôm nuôi hàng năm của tỉnh này chỉ khoảng 100.000 tấn/năm.

Theo ông Lý Văn Thuận, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến thủy sản Cà Mau, thời gian qua, các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu phát triển quá nhanh, vượt khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu nên trong điều kiện bình thường, vùng nguyên liệu chỉ đáp ứng được 40% công suất chế biến của các nhà máy. Đến khi dịch bệnh trên tôm bùng phát thì tình hình thiếu tôm nguyên liệu càng bi đát hơn. Hơn nữa, những năm trước Việt Nam nhập khẩu tôm thẻ chân trắng về chế biến xuất khẩu thì năm nay các thương nhân Trung Quốc lại đổ xô sang Việt Nam thu mua tôm.

Mặt khác, đây là thời điểm thu hoạch cuối của vụ nuôi thứ 2 trong năm, phần lớn các ao nuôi tôm đang trong giai đoạn ngắt vụ, một số hộ nuôi đang cải tạo ao đầm chuẩn bị thả nuôi vụ tôm thứ ba trong năm. Theo ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Cà Mau, tình trạng thiếu tôm nguyên liệu chế biến xuất khẩu xảy ra đã nhiều năm chứ không phải chỉ năm nay. Tuy nhiên, thời điểm này, tình trạng thiếu nguyên liệu diễn ra gay gắt nhất do phần lớn diện tích tôm nuôi đã thu hoạch, một số hộ bắt đầu thả nuôi vụ mới, trong khi nhu cầu tôm chế biến xuất khẩu các dịp lễ, Tết cuối năm tăng cao.

Chính vì vậy mà không chỉ ở Cà Mau mà các tỉnh có diện tích nuôi tôm khác trong vùng ĐBSCL như: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang… cũng đang xảy ra tình trạng thiếu tôm nguyên liệu trầm trọng, giá tôm vì vậy cũng liên tục tăng cao. Theo số liệu thống kê của Chi cục Thủy sản Tiền Giang, giá tôm năm nay tăng cao hơn 50.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện, tôm sú loại 30 con/kg giá 230.000 - 240.000 đồng/kg, 40 con/kg giá 220.000 – 230.000 đồng/kg; tôm thẻ chân trắng loại 40 con/kg giá 170.000 đồng/kg, loại 100 con/kg giá 105.000 đồng/kg.

Tình trạng giá tôm cao, nguyên liệu thiếu đã khiến không ít các DN điêu đứng. Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Cà Mau) là DN hàng đầu trong lĩnh vực chế biến tôm xuất khẩu nhưng mỗi ngày cũng chỉ thu mua được 100 tấn tôm nguyên liệu, đáp ứng được 50% công suất chế biến của các nhà máy. Chính vì vậy, lao động tại tập đoàn này phải xếp thành 2 ca/ngày để duy trì sản xuất.

Tại Trà Vinh, DN chế biến tôm xuất khẩu hàng đầu tỉnh này là Công ty cổ phần Thủy sản Cửu Long cũng đang trong tình trạng hoạt động cầm chừng. Ông Nguyễn Văn Bang, Giám đốc DN này cho biết, từ đầu năm đến nay, công ty gặp rất nhiều khó khăn trong thu mua tôm nguyên liệu. Mặc dù công ty đã đẩy giá thu mua cao hơn 50% so với năm ngoái nhưng vẫn không thu mua đủ lượng tôm cần thiết. Nếu như thời điểm này năm ngoái công ty mua được 30-50 tấn tôm nguyên liệu mỗi ngày thì nay chỉ mua được không quá 10 tấn tôm/ngày.

Vấn đề liên kết sản xuất

Trước tình hình thiếu tôm nguyên liệu sản xuất và các DN trong nước phải cạnh trạnh với các thương lái thu mua tôm Trung Quốc tại chính vùng nguyên liệu, vấn đề liên kết giữa DN và nông dân một lần nữa lại được đặt ra.

Theo TS.Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, Việt Nam đã xác định được nhiều ngành hàng nông nghiệp xuất khẩu chủ lực nhưng đến nay chưa có ngành hàng nào xây dựng được chuỗi liên kết hoàn chỉnh. Đây là điểm yếu để các DN nước ngoài khai thác và gây khó cho ngành sản xuất trong nước thời gian qua. Đối với trường hợp thương lái Trung Quốc thu mua tôm là một ví dụ cụ thể. Các thương lái này nắm rõ thông tin mùa vụ địa phương, đến tận vùng nuôi thu mua với giá hợp lý, hàng không bị phân nhiều loại, phương thức thanh toán nhanh gọn nên được nông dân lựa chọn để bán tôm.

Tuy nhiên, thực trạng này cũng chưa đủ để các DN trong nước nhìn nhận lại cách làm ăn của mình để từ đó bắt tay hợp tác với nông dân, cùng chia sẻ lợi nhuận, hình thành mối liên kết trong sản xuất, chế biến xuất khẩu tôm. Thay vào đó, các DN này lại “kêu la” thiếu nguyên liệu, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của cả ngành. Lâu nay, các DN trong nước làm ăn manh mún, thể hiện rõ nhất là không có hợp đồng thu mua nguyên liệu với nông dân ngay từ đầu vụ. Do đó, đến khi thu hoạch nếu tôm nhiều thì DN ép giá nông dân, ngược lại khi thị trường có nhu cầu, nông dân bán tôm cho thương lái mua tôm giá cao là điều tất yếu.

Vì vậy, vấn đề sống còn đối với ngành chế biến, xuất khẩu tôm chính là đẩy mạnh liên kết DN với nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu bền vững.

Xuất khẩu tôm sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh tại các thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc. Trong 9 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu tôm đạt trên 2 tỷ USD, ước 10 tháng đạt 2,4 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự kiến xuất khẩu tôm năm 2013 đạt khoảng 2,8 tỷ USD, tăng 27% so với năm ngoái. Trong đó, tôm chân trắng chiếm tỷ trọng khoảng 48,7% tổng giá trị xuất khẩu tôm và và tăng 95% trong 10 tháng đầu năm, đạt 1,18 tỷ USD.

Kinh tế nông thôn, 23/12/2013
Đăng ngày 24/12/2013
Thành Công
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 01:25 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:25 05/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 01:25 05/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 01:25 05/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 01:25 05/12/2024
Some text some message..