Vẫn loay hoay với dịch bệnh tôm

Mặc dù dịch bệnh trên tôm vẫn đang diễn biến phức tạp với thiệt hại ngày càng lớn, song cho đến nay cả hai cơ quan của Bộ NNPTNT là thủy sản và thú y vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

dien tich tom thiet hai
Không tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh khiến thiệt hại của người nuôi tôm ngày càng lớn.

Sự chậm trễ này đang gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm.

Số liệu thiệt hại không thống nhất

Theo báo cáo của Vụ Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), tính đến thời điểm hiện nay, diện tích tôm nuôi thả bị thiệt hại do nhiễm bệnh đã lên gần 69.000ha, tăng 750ha so với tháng 7, trong đó diện tích tôm sú bị thiệt hại là 63.781ha và diện tích tôm chân trắng bị thiệt hại là 5.128ha.

Tuy nhiên, ông Hoàng Văn Năm – quyền Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) lại đưa ra một con số thống kê khác: Tổng diện tích tôm thiệt hại từ đầu năm đến nay là gần 49.000ha, tức “hụt” gần 20.000ha so với số liệu của Tổng cục Thủy sản. Thiệt hại nặng nhất vẫn là do hội chứng hoại tử gan tụy với diện tích trên 42.900ha; bệnh đốm trắng 5.900ha. Trước số liệu “vênh” nhau này, bà Nguyễn Thị Xuân Thu - Thứ trưởng Bộ NNPTNT đã yêu cầu các đơn vị, cần kiểm tra lại việc thống kê thiệt hại, tại sao số liệu của 2 đơn vị lại có sự chênh lệch nhiều đến như vậy.

Không phải do virus?

Sau hàng loạt xét nghiệm, đến nay Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I mới chỉ đưa ra được tôm chết vì bệnh gì, chứ chưa thể làm rõ được nguyên nhân, vì sao tôm chết. Cụ thể, tôm bị chết thường có hiện tượng sưng gan hoặc teo gan. Qua nghiên cứu với phương pháp cho tôm khỏe ăn thức ăn trộn lẫn với gan của tôm mắc bệnh, đã phát hiện tôm khỏe cũng bị lây bệnh. Kiểm tra kỹ những con tôm mắc bệnh, các nhà khoa học đều phát hiện thấy, có hiện tượng gan, tụy bị bong, tróc.

Nghiên cứu bước đầu trên tôm ở miền Bắc và miền Trung, Viện Nuôi trồng thủy sản 1 kết luận: Không phát hiện sự có mặt của virus, ký sinh trùng, nấm. Song đã phát hiện tôm có nhiễm vi khuẩn, trong tôm có nhóm Vibrio; phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong tất cả các ao lấy mẫu có hiện tượng tôm chết…

Theo ông Năm, gần 2 năm nay, chúng ta vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh hoại tử ở tôm là gì. Vì thế, song song với việc xác định nguyên nhân gây bệnh, phải nhanh chóng tìm hiểu và nhân rộng mô hình nuôi an toàn để giảm thiệt hại. Đây là một việc khẩn cấp không thể chờ. Ông Năm cũng cho biết: “Ở Thái Lan, mặc dù chưa biết được nguyên nhân gây bệnh nhưng họ đã nuôi thành công và giảm tỷ lệ thấp nhất bị bệnh”.

Còn Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu lại nghiêng về nguyên nhân gây bệnh là do môi trường ô nhiễm, vì thế cần phòng bệnh hơn là chữa bệnh. “Đã có đề tài khoa học nuôi tôm không sử dụng hóa chất, giải pháp là điều chỉnh môi trường bằng chế phẩm sinh học, triển khai tại Sóc Trăng và Kiên Giang với diện tích 50ha. Đến thời điểm này, không có ao nào bị bệnh” - bà Thu cho biết.

Bà Thu cũng đề nghị, trong tháng 9 này, Cục Thú y và Tổng cục Thủy sản phải huy động tổng lực và phối hợp với cả chuyên gia nước ngoài để tìm ra nguyên nhân gây bệnh trên tôm, đồng thời nhanh chóng áp dụng các mô hình nuôi tôm an toàn, sạch bệnh.

Dân Việt
Đăng ngày 14/09/2012
Dịch bệnh

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 20:53 08/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 20:53 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:53 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 20:53 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 20:53 08/11/2024
Some text some message..