VASEP: cần phân rõ mạ băng sản phẩm cá tra nội địa và xuất khẩu

Liên quan đến dự thảo quy chuẩn quốc gia về “Sản phẩm thủy sản - cá tra phi-lê đông lạnh” đang được Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) đưa ra lấy ý kiến, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị quy định tỷ lệ mạ băng khác nhau cho cá tra tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

soi ký sinh trùng
VASEP đề xuất phân rõ mạ băng cho sản phẩm cá tra tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Trong ảnh là nhân công chế biến cá tra xuất khẩu tại một doanh nghiệp. Ảnh: Trung Chánh

Đề xuất trên là một trong những nội dung được thể hiện tại công văn số 92/2016/CV-VASEP vừa được đơn vị này gửi đến Nafiqad để góp ý về dự thảo quy chuẩn quốc gia “Sản phẩm thủy sản - cá tra phi-lê đông lạnh”.

Theo đó, đối với sản phẩm nội địa, tỷ lệ mạ băng không được lớn hơn 20% khối lượng tổng của sản phẩm sau khi loại bỏ vật liệu bao gói; đối với sản phẩm dùng để xuất khẩu, nếu thị trường nhập khẩu có quy định về tỷ lệ mạ băng thì áp dụng theo quy định của thị trường, còn nếu không quy định sẽ áp dụng tỷ lệ mạ băng 20%.

Liên quan đến tỷ lệ mạ băng, trước đó Chính phủ đã ban hành nghị định 36/2014/NĐ-CP về sản xuất chế biến và xuất khẩu cá tra, trong đó quy định một tỷ lệ mạ băng thấp hơn khiến nhiều doanh nghiệp không đồng tình.

Cụ thể, theo quy định tại điểm b và c, khoản 6, điều 6 của Nghị định 36, thì “Tỷ lệ mạ băng đối với sản phẩm cá tra phi-lê xuất khẩu phải phù hợp với quy định của nước nhập khẩu. Các trường hợp khác, tỉ lệ mạ băng không được vượt quá 10% và hàm ẩm tối đa không được vượt quá 83% so với khối lượng tịnh (khối lượng cá tra phi lê sau khi loại bỏ lớp mạ băng) của sản phẩm”.

Tuy nhiên, quy định trên đã bị VASEP và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cho rằng không phù hợp, gây khó khăn về thị trường và hoạt động xuất khẩu của họ.

Hiện tại, Nghị định 36 đã được Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đơn vị có liên quan xem xét, nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp.

Về chỉ tiêu cảm quan, theo VASEP, hiện các khách hàng đều cho phép một giới hạn chấp nhận đối với một số sai sót trên sản phẩm, nên Nafiqad cần cân nhắc áp dụng theo. Cụ thể, một số khách hàng chấp nhận đốm đỏ trên sản phẩm nhỏ hơn 5 mm với mức cho phép nhỏ hơn 3%; cho phép sản phẩm sót xương nhỏ hơn 5 mm hoặc đường kính nhỏ hơn 2 mm với mức cho phép 1% của phi lê có một xương.

Từ thực tế nêu trên, VASEP đề nghị các sai lỗi về cháy lạnh, tạp chất, sót xương, đốm đỏ,… trong quy chuẩn phải có mức giới hạn cho phép, chứ không thể áp dụng khắt khe như các quy định của Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế.

Ngoài ra, đối với dư lượng thuốc thú y; hàm lượng kim loại nặng; hàm lượng phụ gia thực phẩm phosphat, VASEP đề nghị dự thảo cần đưa cụ thể, chi tiết các chỉ tiêu nào và mức giới hạn tối đa cho phép áp dụng riêng biệt cho sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 18/06/2016
Đăng ngày 19/06/2016
Trung Chánh
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 00:23 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 00:23 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 00:23 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 00:23 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 00:23 28/11/2024
Some text some message..