Về quê tính kế làm ăn

Sau 3 năm học cao đẳng nông nghiệp, Trịnh Quốc Oai trở về lập nghiệp trên vùng đất chiêm trũng ở xã Hà Vinh, H.Hà Trung, Thanh Hóa. Giờ đây, Oai là chủ một trang trại nuôi cá diêu hồng lớn.

Cánh đồng Lút hoang hóa giờ đã trở thành trang trại tổng hợp mang lại nguồn thu nhập cao - Ảnh: Ngọc Minh
Cánh đồng Lút hoang hóa giờ đã trở thành trang trại tổng hợp mang lại nguồn thu nhập cao - Ảnh: Ngọc Minh

Đưa chúng tôi đi thăm trang trại tổng hợp được tổ chức khá quy mô với hồ ao nuôi cá, vườn cây ăn quả và chuồng trại nuôi gia cầm, gia súc ở cánh đồng Lút, xã Hà Vinh, Trịnh Quốc Oai tâm sự: “Tốt nghiệp cao đẳng, em định xin đi làm ở các cơ quan, doanh nghiệp cho đỡ vất vả, nhưng tìm việc khó quá nên em quyết định về quê tính kế làm ăn. Lúc đầu chỉ định mở trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhưng do tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp nên em mới xoay sang nuôi cá diêu hồng”. Vào thời điểm đó (2009), thấy bạn bè của con đều xin được việc làm ở các cơ quan, doanh nghiệp, còn Oai thì về quê làm ruộng, rồi tham gia sinh hoạt Đoàn ở thôn, bố mẹ Oai lo lắm. Vì vậy, lúc đầu khi biết anh có ý định thuê cánh đồng hoang hóa đầy cỏ lác để làm ăn, gia đình ai cũng phản đối. Nhưng với quyết tâm làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, cuối cùng Trịnh Quốc Oai cũng thuyết phục được gia đình hỗ trợ để anh khởi nghiệp.

Năm 2010, Oai làm thủ tục thuê lại 5 ha đất ở cánh đồng Lút vốn chỉ gieo cấy bấp bênh 1 vụ trong năm đã bị người dân bỏ hoang từ lâu để mở trang trại tổng hợp. Có đất trong tay, nhưng Oai lại gặp khó khăn về vốn, bởi chẳng ngân hàng nào dám cho một thanh niên vay vốn chỉ với một cánh đồng hoang mang ra thế chấp. Vì vậy, anh phải quay sang huy động toàn bộ vốn liếng của anh em trong nhà được hơn 300 triệu đồng cũng như vay mượn thêm bạn bè để tiến hành thuê máy móc đào đắp hồ ao nuôi cá. Sau gần một năm đầu tư xây dựng, trang trại tổng hợp của Oai dần hình thành với 9 hồ ao nuôi cá, một dãy chuồng trại chăn nuôi gia cầm, gia súc và khu vườn trồng cây ăn quả… Thấy trang trại của Oai được đầu tư, quy hoạch một cách bài bản với quy mô lớn, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Trung đã đồng ý cho anh vay 500 triệu đồng để đầu tư mua con giống và thức ăn, tổ chức sản xuất.

Oai kể: “Năm đầu tiên do nguồn nước bị nhiễm phèn nên cá không lớn được, lời lãi không được bao nhiêu. Từ đầu năm 2012, tôi tiến hành cải tạo, xử lý triệt để nguồn nước, sau đó mới thả giống. Hiện hơn 30 vạn con cá diêu hồng và rô phi đơn tính đang sinh trưởng khá tốt với trọng lượng đạt gần 1 kg/con và đã bắt đầu xuất bán được. Đến bây giờ tôi có thể khẳng định là mình đã đầu tư đúng hướng và bước đầu thực sự mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt”.

Dự tính, từ nay đến tết, trang trại của anh sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 30 tấn cá, trong đó có khoảng 18 tấn cá diêu hồng và 12 tấn cá rô phi đơn tính. Với giá bán 60.000 đồng/kg cá diêu hồng và 35.000 đồng/kg cá rô phi mà các khách hàng đã đặt cọc, năm nay Oai sẽ thu về gần 2 tỉ đồng. Trừ tất cả chi phí từ giống, thức ăn, tiền thuê đất, thuê nhân công, Oai thu về hơn 250 triệu đồng tiền lãi. Trang trại của Oai hiện đang giải quyết việc làm cho 7 lao động thường xuyên và 20 lao động thời vụ, với mức lương trung bình 3 triệu đồng/tháng. Năm 2012, UBND H.Hà Trung đã chọn trang trại của Oai làm trang trại điểm để nhân rộng mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác.

Với việc áp dụng những kiến thức học được trong trường để làm giàu cho gia đình, anh còn tích cực hướng dẫn, hỗ trợ cho các hộ gia đình thanh niên trong vùng làm ăn hiệu quả. Hiện đã có nhiều thanh niên trong xã được Oai giúp vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm để làm kinh tế trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ năng nổ, sáng tạo trong làm ăn kinh tế, Oai còn là người rất nhiệt tình tham gia các hoạt động Đoàn Hội. Hiện Oai đang là Phó bí thư Đoàn xã Hà Vinh. Với những thành tích của mình, năm 2012 Trịnh Quốc Oai được bình chọn là một trong những “Nhà nông trẻ xuất sắc” nhất toàn quốc và vinh dự được T.Ư Đoàn trao tặng Giải thưởng Lương Định Của lần thứ 7.

Thanh niên
Đăng ngày 15/01/2013
Nông thôn

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 22:01 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 22:01 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 22:01 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:01 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 22:01 26/12/2024
Some text some message..