Vẹm sẽ thay thế bột cá trong thức ăn tôm sú trong tương lai

Trong khi sự phổ biến của các loại protein thay thế đang tăng lên nhanh chóng, một nhóm các nhà nghiên cứu ở Úc tin rằng họ đã tìm ra một loại tiềm năng để thay thế bột cá mà bạn chưa từng nghe đến: Vẹm.

tôm sú
Tôm sú từ lâu được biết đến là loại tôm thương phẩm dễ nuôi và đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân. Ảnh media

CSIRO và công ty Green Blue Health ở Úc đã tiến hành thử nghiệm đánh giá tiềm năng ảnh hưởng của bột vẹm trong khẩu phần ăn của tôm sú. Các thử nghiệm quan sát sơ bộ ở Thái Lan cho thấy tôm và cá chẽm ưa chuộng vẹm hơn bột cá. 

Bột vẹm khô có gì?

Bột vẹm có chứa hơn 50% hàm lượng protein, chất béo thô từ 12-16% và một lượng tương đối lớn các acid béo như omega-3 (EPA), docosahexaenoic (DHA) trong nguyên liệu thô và betaine - chất kích thích thèm ăn tự nhiên. 

Sản xuất dạng bột vẹm khô là một phương pháp bảo phổ biến nhưng vẫn còn có những thách thức lớn vì vẹm có vỏ nên gây khó khăn cho quá trình xử lý tách thịt vì nếu sử dụng nhiệt độ cao sẽ làm ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng của nó. Ở Thụy Điển, công việc chế biến vẹm thành bột đã cho ra đời một bằng sáng chế về việc tách thịt và vỏ bằng cách thuỷ phân qua trung gian.

Tín hiệu khả quan từ bột vẹm lên khẩu phần ăn tôm

Tôm sú từ lâu được biết đến là loại tôm thương phẩm dễ nuôi và đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân. Tôm sú nổi tiếng là kén chọn thức ăn nên việc thay thế bột cá bằng bột vẹm trong khẩu phần ăn của chúng là việc không hề giản đơn. 

vẹm
Công ty Green Blue Health đặc biệt quan tâm đến việc liệu khẩu phần ăn bao gồm bột vẹm sẽ làm tăng sự chấp nhận của tôm sú đối với các nguyên liệu sẵn có và bền vững tại địa phương hay không? Ảnh VOV

Do đó, các thử nghiệm áp dụng tỷ lệ khác nhau của bột vẹm khô trong các công thức sử dụng phụ phẩm từ gia cầm và các thành phần có nguồn gốc từ thực vật để đánh giá tốc độ tăng trưởng, lượng ăn vào, khả năng tiêu hóa cũng như sản lượng tôm và sự thích ứng của người tiêu dùng. Các công thức bền vững cũng sẽ bao gồm một chất phụ gia - rong biển - hiện đang được sử dụng ở Mexico, Brazil, Hàn Quốc và Việt Nam. Kết quả sẽ được so sánh với chế độ ăn thương mại chứa bột cá. 

Kết quả khả quan từ những thử nghiệm có thể giúp cải thiện khẩu vị ăn của tôm sú đối với các nguồn protein bền vững bao gồm côn trùng và các thành phần có nguồn gốc trên cạn khác.

Một bước tiến trong dinh dưỡng tôm sú

Những người sáng lập của công ty Green Blue Health - Anthony Jacobs và Karlie Wilson, đang xây dựng hoạt động kinh doanh của họ với các công ty hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững trên đất liền. Họ đang thúc đẩy các giải pháp cải tiến từ chiết xuất rong biển và các sản phẩm vẹm có nguồn gốc từ nuôi trồng.

Nghiên cứu thức ăn cho tôm sú của công ty Green Blue Health được thực hiện bởi CSIRO Kick-Start, một sáng kiến cung cấp tài trợ và hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ của Úc để tiếp cận với chuyên môn và năng lực nghiên cứu của CSIRO để giúp tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp của họ. Nghiên cứu đang được thực hiện tại các cơ sở nghiên cứu của CSIRO tại Trung tâm Nghiên cứu đảo Bribie ở Queensland, Úc. Kết quả sẽ có sớm vào năm 2022.

Tóm lại, bí mật với khẩu phần ăn từ loài nhuyễn thể như hến, trai và vẹm nằm ở mật độ dinh dưỡng bao gồm một loạt các axit amin thiết yếu, vitamin, khoáng chất và lipid – theo Jacobs. Nghiên cứu này là mở ra cánh cửa cho việc bao gồm bột vẹm cho một số loài nuôi trồng thủy sản khác bao gồm cua biển, tôm hùm và cá chẽm.

Như một kết quả hứa hẹn trong tương lai, bột vẹm có thể giúp ngành nuôi trồng thủy sản giảm sự phụ thuộc vào bột cá. Năm nay, trong một nghiên cứu ở Indonesia, bột vẹm đã được xác định là một trong những nguyên liệu từ biển đầy tiềm năng nhưng được sử dụng chưa phổ biến trong thức ăn thủy sản.

Đăng ngày 03/03/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Nguyên liệu

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 09:48 10/09/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 16:39 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 16:39 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:39 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 16:39 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 16:39 09/11/2024
Some text some message..