Vi cá mập không còn là món ăn quý tại Hồng Kông

Quyết định mang tính lịch sử về việc bảo vệ năm loại cá mập đang bị đánh bắt quá mức, do cộng đồng quốc tế đưa ra trong tuần này, là một vố đau mới cho giới buôn bán vi cá tại Hồng Kông. Ngành này đang phải chịu thiệt hại vì giới sành ăn châu Á không còn ưa chuộng món vi cá lắm, nhất là lớp trẻ.

vi cá mập, Hồng Kong
Vi cá mập trưng bày trước một nhà hàng ở Bangkok. Ảnh chụp ngày 05/03/2013. REUTERS/Chaiwat Subprasom

Các thương nhân chuyên mua bán vi cá cho rằng tác động của quyết định trên sẽ rất hạn chế, vì họ tiếp tục nhập khẩu vi của các loài cá mập khác không bị ảnh hưởng bởi Công ước về thương mại quốc tế đối với các loại đang bị đe dọa (CITES). Hơn nữa, việc áp dụng luật cũng rất khó khăn. Các loài cá mập được bảo vệ (cá mập đại dương mõm trắng, ba loại cá mập đầu búa và cá nhám) vốn rất khó phân biệt với các loại khác.

Nhưng những chiến dịch được các hiệp hội bảo vệ môi trường tiến hành từ nhiều năm qua đã bắt đầu mang lại kết quả. Lượng vi cá mập nhập khẩu vào Hồng Kông đã giảm xuống còn 3.351 tấn trong năm 2012, so với năm 2011 là 10.340 tấn, theo như con số chính thức của chính quyền Hồng Kông.

Phân nửa lượng vi cá trao đổi được thực hiện tại Hồng Kông, nơi mà món súp vi cá thường là món ăn đắt tiền được ưa chuộng nhất, trong những bữa tiệc.

Từ hai năm qua, ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp từ chối món này. Công ty hàng không của Hồng Kông là Cathay Pacific, không còn chấp nhận vận chuyển hàng là thịt hay vi cá mập được đánh bắt trên biển. Nhiều chuỗi khách sạn hạng sang như Shangri-La và Peninsula đã loại các món ăn có sử dụng vi cá mập ra khỏi thực đơn các nhà hàng của mình.

Trên con đường được mệnh danh là « Dried Seafood street » (đường của các loại hải sản khô) ở Hồng Kông, hàng chục cửa tiệm bày bán từ những mẫu vi cá có chất lượng trung bình được bọc bằng ni-lông trong suốt, cho đến các sản phẩm cao cấp, được chưng trong tủ kính có khóa, mà giá cả có thể lên đến 10.000 đô la Hồng Kông một ký (tương đương 1.000 euro).

Frederick Yu, một thương nhân trong lãnh vực này từ mười năm qua thở dài : « Ngày càng có nhiều thanh niên cho rằng món súp vi cá là một món ăn mang tính tàn ác ». « Đối với người Hoa, chỉ có hai món trân quý nhất là vi cá và bào ngư. Người phương Tây ăn trứng cá muối và gan béo, các món đó chẳng phải là tàn ác sao ? » - ông Yu bực tức nói. Ông khẳng định ủng hộ các biện pháp bảo vệ cá mập, nhưng tỏ ý tiếc rằng giới doanh nhân lại là những người đầu tiên bị chĩa mũi dùi.

Hôm thứ Năm 14/3, ngày diễn ra hội nghị CITES, 178 nước thành viên đã thông qua chủ trương bảo vệ năm loài cá mập, mặc dù Nhật Bản và Trung Quốc phản đối. Từ nay cho đến 18 tháng tới, các nước xuất khẩu sẽ phải có được giấy phép để xuất đi các loài trên, trong lúc vẫn phải đảm bảo việc duy trì các loài cá mập được bảo vệ, nếu không sẽ bị trừng phạt.

Đối với Ho Siu Chai, chủ tịch hiệp hội kinh doanh vi cá ở Hồng Kông, các biện pháp trên chỉ ảnh hưởng đến 1/10 số thương vụ hiện nay. Ông nói với AFP : « Điều này không thành vấn đề với chúng tôi. Chúng tôi có khoảng 400 loài cá mập, nên luôn có thể nhập khẩu vi của các loài khác. Chúng tôi có cách nhìn lạc quan, không chống đối biện pháp hạn chế mới ».

Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, hàng năm trên thế giới có khoảng 100 triệu con cá mập bị giết chết, và trong vòng một thế kỷ qua đã có 90% lượng cá mập đã bị tiêu diệt. Cách khai thác vi cá cũng gây bất nhẫn : các ngư dân cắt vây khi cá mập hãy còn sống, rồi thả chúng ra biển trong tình trạng hấp hối.

Theo bà Silvy Pun, giám đốc chi nhánh Hồng Kông của hiệp hội Mỹ Sharp Savers (Cứu vớt loài cá mập) thì việc áp dụng quyết định mới của CITES khá khó khăn. Ba loài cá mập đã được bảo vệ là cá mập trắng lớn, cá mập heo và cá mập « hành hương » rất dễ nhận dạng, còn năm loài mới thì khó hơn.

Bà Silvy Pun cho rằng : « Giai đoạn sắp tới sẽ rất, rất khó khăn để vận dụng ở Hồng Kông. Cách thức duy nhất để nhận dạng các loài cá mập được bảo vệ mà không sai sót, là thử ADN. Tuy nhiên theo tôi biết thì kỹ thuật này không được sử dụng tại Hồng Kông ».

Còn cơ quan chính phủ Hồng Kông phụ trách bảo vệ môi trường cho biết, là sẽ tôn trọng các quyết định của CITES, nhưng không cho biết cụ thể.

viet.rfi.fr
Đăng ngày 18/03/2013
thụy my

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Sử dụng dầu ấu trùng cho tôm thẻ chân trắng

Hiện nay, nguyên liệu chính làm nguồn chất béo trong thức ăn của tôm là dầu cá. Sự sẵn có của dầu cá đã giảm do nhu cầu thị trường cao và sự cạnh tranh đến từ các ngành công nghiệp khác.

Ấu trùng
• 16:18 01/07/2024

Cà Mau lập khu bảo tồn biển ở 3 cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc

Ngày 18/6/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký Quyết định số 1206/QĐ-UBND về việc phê duyệt thành lập Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau rộng 27.000 ha, tập trung ở vùng biển quanh 3 cụm đảo: Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc.

Hòn Khoai
• 16:18 01/07/2024

Nuôi trồng thủy sản bền vững: Tận dụng tối đa các lợi ích từ công nghệ

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và áp lực từ dân số ngày càng tăng, ngành nuôi trồng thủy sản đang đứng trước thách thức lớn về tính bền vững. Nuôi trồng thủy sản không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của nhiều quốc gia.

Cá biển
• 16:18 01/07/2024

Độ mặn và độ pH phù hợp để thả giống

Để thuận lợi cho việc tôm giống thích nghi với môi trường ao nhất có thể, người nuôi thường đo độ mặn và pH sao cho phù hợp nhất. Vậy độ mặn và độ pH là bao nhiêu thì thích hợp cho tôm giống nhất. Mời bà con cùng đọc qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 16:18 01/07/2024

Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
• 16:18 01/07/2024
Some text some message..