Vi khuẩn nội sinh Bacillus licheniformis giúp tăng cường miễn dịch trên cá trắm cỏ

Các chất chống oxy hóa trong đường ruột cá trắm cỏ tăng đáng kể nếu có thêm Bacillus licheniformis từ bên ngoài.

Cá trắm cỏ
B. licheniformis là một loài vi khuẩn nội sinh ngay trong đường ruột cá trắm cỏ.

Cá trắm cỏ là một loài cá nước ngọt rất quan trọng, chiếm hơn 10% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu. Tuy nhiên, giống như nhiều loài thủy sản nuôi khác, loài cá này cũng bị rất nhiều bệnh, tạo nhiều thách thức cho nghề nuôi cá.

Trong vài thập kỷ gần đây, kháng sinh đã được sử dụng nhiều để ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh. Nhưng do việc sử dụng quá nhiều, đã làm tình trạng kháng thuốc ở các vi khuẩn gây bệnh ngày càng gia tăng và gây ra nhiều tác động tiêu cực đến an toàn thực phẩm và cả môi trường. Do đó nhu cầu cấp thiết hiện tại  là phát triển những sản phẩm thay thế kháng sinh, điều này có tầm quan trọng rất lớn với người nuôi tôm cá và cả sức khỏe cộng đồng.

Probiotic, những vi sinh vật không gây bệnh, được xem như một giải pháp thay thế kháng sinh hoàn toàn, đầy hứa hẹn. Khi vào trong cơ thể vật chủ, chúng có thể dễ dàng bảo vệ sức khỏe thông qua việc cải thiện quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, probiotic còn cải thiện các quá trình trao đổi chất và ngăn cản sự oxy hóa tế bào của nhiều loài thủy sản. Từ đó tăng hoạt động của enzyme  trong cơ thể, tôm cá cải thiện sự tăng trưởng, điều chỉnh các phản ứng miễn dịch bảo vệ.

Vi khuẩn tạo bào tử gram dương từ chi Bacillus spp, tạo một loạt các tác dụng có lợi cho cá, cùng với khả năng chống chịu tốt của bào tử với những môi trường khắc nghiệt, sản xuất nhiều loại enzyme quan trọng, tăng khả năng sử dụng oxy cho tôm cá và ức chế các vi khuẩn có hại trong đường ruột thủy sản. Nhờ vậy mà Bacillus spp đã trở thành chủng vi sinh có lợi được sử dụng rộng rãi nhất trong nuôi trồng thủy sản ở thời điểm hiện tại. Trong đó, B.licheniformis đã được đưa vào trong các mô hình nuôi cá rô phi và mang lại nhiều thành công nhất định về năng suất và khả năng chống oxy hóa. Và nghiên cứu này tìm hiểu tác động của sự bổ sung B. licheniformis đối với sự tăng trưởng, khả năng chống stress, hoạt động đường ruột và khả năng kháng bệnh của cá trắm cỏ.

Trong rất nhiều “ứng cử viên sáng giá” của probiotic, Bacillus spp là nhóm có lợi thế rất lớn do khả năng hình thành bào tử và tạo ra chất kháng khuẩn, quan trọng là chúng không gây hại cho vật chủ khi được bổ sung vào thức ăn. Trong đó, B.  licheniformis là một loài vi khuẩn nội sinh ngay trong đường ruột cá trắm cỏ. Nếu mật độ vi khuẩn này tăng lên, năng suất tăng trưởng của cá trắm cỏ cũng tăng gấp bội. Điều này cũng được phát hiện ở nhiều loài cá khác. Có thể là chúng tạo ra nhiều  enzyme tiêu hóa, mà khi đã cải thiện khả năng tiêu hóa thì chắc chắn cá sẽ tăng trưởng một cách nhanh chóng.

Là một trong những cơ quan miễn dịch lớn nhất, ruột rất quan trọng đối với sức khỏe vật chủ. Tuy nhiên đường ruột lại phải đối mặt với rất nhiều thách thức như stress oxy hóa và tổn thương tế bào mô ruột, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe vật chủ. Vì probiotic sẽ hoạt động chủ yếu trong đường ruột cá sau khi được bổ sung, do đó, sự ổn định của các enzyme nội sinh sẽ giúp probiotic hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, cá trắm cỏ cũng như các loài cá khác, hệ thống oxy hóa rất phức tạp với sự tham gia của nhiều enzyme. Nhưng sau thí nghiệm cho thấy các chất chống oxy hóa chủ yếu như MnSOD và CAT trong đường ruột tăng đáng kể nếu có thêm B. licheniformis từ bên ngoài.

Sự căng thẳng do oxy hóa ở cá có thể ảnh hưởng đến hoạt động của đường ruột.. Hàng rào vật lý bên trong ruột được cấu tạo bởi một lớp biểu mô tế bào được bịt kín liên quan mật thiết đến tính thấm của ruột, là một thành phần quan trọng để cân bằng nội môi. Và hàng rào này hoạt động mạnh hơn làm tăng chiều dài nhung mao ruột khi thức ăn có cộng thêm B.  licheniformis trong một thời gian dài. Khi hệ miễn dịch của đường ruột bị mất cân bằng, việc này sẽ đẩy mạnh hơn sự gây hại của mầm bệnh có sẵn trong đường ruột, thúc đẩy quá trình viêm dẫn tới hư hỏng nhiều tế bào biểu mô ruột.

Nếu kết hợp cả B. licheniformis và B. subtilis cho thấy hiệu quả tăng cường miễn dịch cao hơn. Cơ chế chính xác của vi khuẩn B. licheniformis cần được nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, chắc chắn rằng dòng vi khuẩn này có thể thúc đẩy sự tăng trưởng và sức khỏe của cá trắm cỏ, một chiến lược mới đầy hứa hẹn sắp mở ra cho nghề nuôi cá trắm cỏ.

Effects of Bacillus licheniformis on the growth, antioxidant capacity, intestinal barrier and disease resistance of grass carp (Ctenopharyngodon idella) by Lu Qin, Jinhua Xiang, Fan Xiong, Guitang Wang, Hong Zou, Wenxiang Li, Ming Li, Shangong Wu.

Đăng ngày 24/11/2020
Hà Tử
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 09:12 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:12 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 09:12 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 09:12 15/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:12 15/01/2025
Some text some message..