Vi khuẩn tím: Triển vọng cho ngành thức ăn thủy sản

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Kyoto, có một loại vi khuẩn quang hợp màu tím, chỉ cần không khí và ánh sáng mặt trời để phát triển. Hơn thế, chúng còn có khả năng sản xuất nguồn thức ăn thủy sản chất lượng cao cho cá nuôi.

Vi khuẩn tôm
Vi khuẩn tím là nhóm vi khuẩn kỵ khí điển hình, phân bố rộng rãi trong môi trường nước

Vi khuẩn tím

Vi khuẩn tím hay còn gọi là vi khuẩn tía quang hợp (VKTQH) thuộc nhóm vi khuẩn thủy sinh có khả năng sinh trưởng trong điều kiện kỵ khí bằng cách quang hợp nhưng không thải ôxy như những đối tượng quang dưỡng khác. Chúng được phân loại thành vi khuẩn lưu huỳnh tím và vi khuẩn không lưu huỳnh tím, vi khuẩn lưu huỳnh tím sử dụng sunfua và hydro làm chất cho electron, trong khi vi khuẩn không lưu huỳnh tím sử dụng hợp chất hữu cơ.

Nhóm vi khuẩn tím thường có màu hồng đến đỏ tía, sắc tố quang hợp chính là bacteriochlorophyll (Bchl), nguồn cho điện tử trong quá trình quang hợp không phải là nước mà là các hợp chất khác nhau như hydro, các acid hữu cơ đơn giản, lưu huỳnh, hydro sulfide, thiosulfide và các hợp chất khử của lưu huỳnh (Brune, 1989; 1995). 

Vi khuẩn quang hợp tím là nhóm vi khuẩn có khả năng trao đổi chất rất linh hoạt, có thể sử dụng đa dạng các hợp chất hữu cơ làm nguồn carbon, dùng sulfide làm chất cho điện tử trong quang hợp. Do vậy, sulfide được chuyển hóa thành các hợp chất không độc cho môi trường cũng như cho vật nuôi.

Trong thí nghiệm này, nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng các mẫu vi khuẩn tím không lưu huỳnh phân lập từ nước biển được nuôi cấy, thu hoạch và sấy khô, chứa khoảng 70% protein thô. Thành phần axit amin của loại protein này gần giống với thành phần của bột cá, do đó nó cung cấp sự cân bằng lý tưởng cho cá trong giai đoạn phát triển. Đây dự kiến có thể là nguồn thức ăn lý tưởng và bền vững thay thế cho bột cá.

Lợi thế

Tính bền vững của vi khuẩn quang hợp tím đến từ lượng đầu vào tối thiểu mà chúng cần để phát triển và sinh sản. Là một sinh vật quang hợp, vi khuẩn lấy năng lượng chúng cần từ ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, một số khác cũng có thể sử dụng trực tiếp nitơ từ không khí, cố định nó như một nguồn nitơ cần thiết cho sự phát triển. Do đó, các vi khuẩn không cần nguồn cung từ dạng nitơ cố định tổng hợp, tiết kiệm một lượng năng lượng đáng kể.

Theo chuyên gia, vi khuẩn của họ có thể được nuôi cấy từ nitơ trong khí quyển, carbon dioxide và ánh sáng mặt trời mà không cần bất kỳ chất dinh dưỡng bổ sung nào, đây là một lợi thế lớn cho tính bền vững.

Công ty đặt tên cho sản phẩm thức ăn thủy sản của mình là Air Feed, vì không khí trong lành là nguyên liệu thô duy nhất mà vi khuẩn cần để phát triển. Nguyên mẫu thức ăn hỗn hợp được pha chế theo công thức Air-Feed.

Triển vọng trong tương lai

Trong nghiên cứu quy mô phòng thí nghiệm, cá nước ngọt nhỏ được nuôi bằng thức ăn trong vài tuần, bao gồm sinh khối vi khuẩn tím kết hợp với một lượng nhỏ thức ăn thương mại cho cá. 

Symbiobe Symbiobe hướng đến mục tiêu mở rộng quy mô nuôi cấy vi khuẩn tím. Ảnh: thefishsite.com

Sắp tới đây, các chuyên gia sẽ bắt đầu hợp tác với Đại học Kyoto và một số đối tác công nghiệp như công ty thức ăn cho cá và công ty nuôi cá, để tiến hành thử nghiệm thức ăn cho các loài cá trong ngành nuôi trồng thủy sản. Trong nghiên cứu này, thức ăn sẽ được thử nghiệm trên các loài như cá tráp đỏ, cá hồi và cá hồi vân.

Bên cạnh tính bền vững trong việc sản xuất sinh khối, nhóm nghiên cứu còn phát hiện ra rằng chiết xuất vi khuẩn tím từ nước biển có hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Theo chuyên gia, cho cá nuôi tiêu thụ vi khuẩn tím có thể hữu ích trong việc đảm bảo chất lượng thịt bằng cách ức chế quá trình oxy hóa trong quá trình bảo quản và vận chuyển.

Trong một nghiên cứu thử nghiệm cho cá rô phi sông Nile ăn loại vi khuẩn này. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, việc cho cá rô phi sông Nile ăn vi khuẩn có thể ức chế quá trình oxy hóa lipid của thịt cá. Do đó, thức ăn từ vi khuẩn tím có thể giúp duy trì mức cao của hai loại axit béo omega-3 có lợi về mặt dinh dưỡng có trong cá.

Ngoài ra, lượng carotenoid độc đáo trong vi khuẩn tím có thể cung cấp nguồn phụ gia tự nhiên có giá trị cao để tạo màu cho các loài nuôi trồng thủy sản. Nhóm nghiên cứu đang tìm hiểu các cách để tăng sản lượng carotenoid mục tiêu trong vi khuẩn tím, bao gồm cả việc tìm kiếm các mẫu vật có hiệu suất cao trong đại dương.

Đăng ngày 16/07/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Khoa học

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 03:08 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 03:08 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 03:08 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 03:08 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 03:08 15/11/2024
Some text some message..