Vì sao 32.000 tấn tôm, cá Việt bị trả về?

Nếu thủy sản Việt Nam tiếp tục nhiễm kháng sinh vượt mức cho phép, nhiều thị trường sẽ ngưng nhập khẩu.

giới thiệu hàng xuất khẩu
Minh Phú là một trong những DN xây dựng được vùng nuôi, đảm bảo được nguyên liệu thủy sản chế biến xuất khẩu. Trong ảnh: DN giới thiệu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu tại một hội chợ. Ảnh: QUANG HUY

Việt Nam là nước có nhiều lô hàng xuất khẩu thủy sản bị cảnh báo nhiễm kháng sinh, chứa mầm bệnh và buộc trả về nước tại hầu hết thị trường. Tính từ năm 2014 đến nay đã có gần 32.000 tấn hàng bị trả về. Riêng chín tháng đầu năm nay, Việt Nam có đến 582 lô hàng bị 38 nước trả hàng về, trung bình mỗi công ty có năm lô hàng bị trả về. Cá biệt có một công ty có đến 54 lô hàng bị trả về, một công ty khác số lô hàng bị trả về lên tới 70.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tam đã báo động đỏ như trên đối với thủy sản Việt Nam tại hội nghị “Kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu” ngày 29-10 tại TP.HCM.

Mất nhiều thị trường vì sản phẩm bẩn

Tại hội nghị, các doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu thủy sản thừa nhận các lô hàng bị trả về chủ yếu do nguồn nguyên liệu không sạch và hiện nay kiếm con tôm, con cá nuôi sạch còn… khó hơn tìm con tôm, cá bẩn.

Ông Hồ Quốc Lực, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng), phải thốt lên: “Chưa bao giờ môi trường ở ĐBSCL lại tệ như bây giờ. Môi trường quá bẩn, sông ngòi đều nhiễm chất thải. Đặc biệt là con tôm, từ đầu năm đến nay, nhiều loại dịch bệnh bùng phát. Người nuôi bắt buộc phải tăng lượng kháng sinh, thuốc thú y để giảm thiệt hại. Họ dùng thuốc kháng sinh tá lả không kiểm soát khiến DN thu mua đều dính nguồn nguyên liệu bẩn”.

Theo ông Lực, hiện nay phần lớn cá tra đều do DN tự nuôi nên có thể kiểm soát được thức ăn, thuốc kháng sinh, đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch. Còn con tôm thì chủ yếu nuôi nhỏ lẻ vì vốn đầu tư cao, mất nhiều diện tích nên DN không đủ tiền. Vì vậy tôm nguyên liệu nhiễm kháng sinh, mầm bệnh nhiều.

“Thuốc thú y được quảng cáo, bán tràn lan khiến người nuôi không biết đâu là thuốc có thể sử dụng được và không để lại tồn dư kháng sinh cấm trong con tôm” - ông Lực ca thán.

Tiếp lời, ông Trần Văn Lĩnh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phẩn Thủy sản và Thương mại Thuận Phước, nói kết luận của cơ quan quản lý rằng do khâu nuôi trồng (khiến sản phẩm bị bẩn - PV) là không thuyết phục.

Ông Lĩnh chỉ ra nguyên nhân: “Kháng sinh bán tràn lan, cộng thêm tôm bệnh… nhưng không ai hỗ trợ nông dân. Dịch bệnh tôm đã xảy ra mấy năm nay nhưng cơ quan quản lý vẫn chưa tìm được liều thuốc phòng trị nên tỉ lệ nuôi tôm thành công ở Việt Nam chỉ được 30%-35%, trong khi Ấn Độ, Thái Lan trên 70%. Giá thành tôm Việt Nam luôn cao hơn các nước xuất khẩu khác 1-3 USD/kg. Và để giảm giá thành, nhiều DN tăng cường sử dụng kháng sinh, hóa chất trong nuôi trồng, bảo quản tôm”.

Hệ quả, theo ông Lĩnh, dù giảm được một phần nhỏ giá thành nhưng lại khiến chất lượng tôm Việt Nam giảm đi rất nhiều, rủi ro bị trả về lớn hơn. Thậm chí DN mất nhiều thị trường quan trọng.

“Tôm thu mua thì nhiễm chất cấm, ngày càng khan hiếm nguyên liệu. Vì thế chúng tôi phải nhập khẩu nguyên liệu thủy sản từ Ấn Độ về chế biến xuất khẩu” - ông Lĩnh cho biết thêm.

Thưởng cho người phát hiện chất cấm

Theo ông Hồ Quốc Lực, hiện nay những DN kiểm soát được nguyên liệu thủy sản xuất khẩu là nhờ xây dựng vùng nuôi. Cụ thể với các hộ nuôi nhỏ lẻ, DN chủ động liên kết lại thành những tổ hợp tác với vùng nuôi 50-70 ha trở lên, sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP).

“Đến giờ chúng tôi đã có 10 tổ hợp, qua đó không chỉ kiểm soát được chất kháng sinh mà còn tăng được năng suất. Sắp tới chúng tôi sẽ mở rộng nhiều hơn mô hình này” - ông Lực nói.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi tôm sạch siêu thâm canh trong nhà kính, ông Đặng Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Việt-Úc, nói mỗi năm nuôi tôm được ba vụ, tổng năng suất có thể lên đến 100 tấn/ha/năm.

“Không chỉ năng suất cao mà tôm thương phẩm còn đảm bảo được các tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn do quy trình nuôi không sử dụng kháng sinh, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào những thị trường khó tính nhất trên thế giới” - ông Tuấn chia sẻ kinh nghiệm.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám nhấn mạnh để có thủy sản sạch thì chính DN phải kiểm tra được nguồn nguyên liệu, xây dựng liên kết vùng nuôi. Bộ sẽ có chính sách hỗ trợ phát triển những mô hình sản xuất sạch của DN.

“Đề nghị Cục Thú y, Tổng cục Thủy sản và các địa phương, DN lập danh mục những DN bị cảnh báo ở thị trường nước ngoài. Từ đó phân loại và tăng tần suất kiểm tra đối với DN có nhiều lô hàng bị cảnh báo, trả về” - ông Tám chỉ đạo.

Ông Tám cũng cho hay Bộ NN&PTNT cùng Bộ Công an lập đoàn thanh tra tập trung xử lý nghiêm một số đường dây buôn lậu vật tư nông nghiệp, kháng sinh cấm.

“Bộ cũng sẽ treo giải thưởng cho tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về đường dây buôn lậu và kinh doanh chất cấm, kháng sinh xuống các vùng nuôi, đồng thời công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin” - Thứ trưởng cho biết.

Nhiều nước “dọa” ngưng nhập thủy sản Việt

Chín tháng đầu năm nay, có 27 lô hàng xuất sang Nhật Bản bị cảnh báo nhiễm kháng sinh, tăng sáu lô so với năm 2014. Số lô hàng bị cảnh báo chỉ tiêu kháng sinh cấm vượt ngưỡng cho phép tăng 2,5-3,7 lần so với năm 2014 (tùy từng chất cấm). Nhật đã áp dụng chế độ kiểm tra chặt và có thể áp dụng biện pháp đình chỉ nhập khẩu nếu tình hình không cải thiện.

EU cũng cảnh báo 27 lô hàng thủy sản Việt Nam nhiễm kháng sinh và đã có văn bản nêu rõ 24 DN nếu không cải thiện sẽ áp dụng biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt.

Với thị trường Mỹ, số lô hàng cá biển, tôm vi phạm chỉ tiêu kháng sinh là 35, tăng sáu lần so với năm 2014.

Úc cũng cho biết sẽ ngừng nhập khẩu thủy sản Việt Nam nếu tỉ lệ vi phạm dư lượng kháng sinh gia tăng.

Tiêu điểm

Chín tháng đầu năm 2015, Việt Nam nhập khẩu 34.000 tấn tôm nguyên liệu từ 20 nước để chế biến xuất khẩu, hơn 80% từ Ấn Độ.

Báo Pháp Luật TPHCM, 30/10/2015
Đăng ngày 30/10/2015
Quang Huy
Kinh tế

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 09:59 24/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:26 23/01/2025

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:40 21/01/2025

Giá thành thức ăn thủy sản: Cân bằng chi phí và hiệu quả

Nuôi tôm hiện nay chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất, có thể lên tới 50-70%. Do đó, việc cân bằng giữa giá thành và hiệu quả sử dụng thức ăn là yếu tố then chốt giúp người nuôi đạt được lợi nhuận bền vững. Để làm được điều này, người nuôi cần hiểu rõ về cách lựa chọn, sử dụng và quản lý thức ăn sao cho tối ưu.

Thức ăn
• 09:54 21/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 21:14 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 21:14 28/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 21:14 28/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 21:14 28/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 21:14 28/01/2025
Some text some message..