Vì sao nuôi ghép tôm sú với cá măng giúp tôm có tỉ lệ sống cao hơn

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Vân và cộng sự 2018 đã cho thấy thêm một lợi ích của mô hình nuôi ghép tôm sú và cá măng trong cùng một ao so với mô hình nuôi đơn tôm sú.

Vì sao nuôi ghép tôm sú với cá măng giúp tôm có tỉ lệ sống cao hơn
Ao tôm sú kết hợp cá măng

Nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ đã cho thấy rằng chất nhầy từ da của cá Măng (C. Chanos) có đặc tính miễn dịch bẩm sinh mạnh hơn so với các loài cá khác và vì vậy việc nuôi ghép cá này với các loài cá khác hoặc tôm có thể có những tác dụng có lợi cho phòng bệnh hiệu quả.

Nguyễn Thị Kim Vân và cộng sự 2018 đã đã khảo sát sự biến động của mật độ tảo và thành phần loài tảo trong  ao nuôi đơn và nuôi ghép tôm sú với cá măng tại xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Trong nghiên cứu 4 ao nuôi có diện tích từ 2.800 - 3.000 m2/ao, gồm 2 ao nuôi đơn (mật độ tôm sú 20 con/m2) và 2 ao nuôi ghép (mật độ tôm sú 20 con/m2 + cá măng 1 con/2m2). Các mẫu tảo trong ao được thu định kỳ 10 ngày/lần, mẫu được cố định và phân tích định tính phần loài và định lượng mật độ tảo.

Kết quả phân tích mẫu cho thấy có 4 ngành tảo được phát hiện ở các ao nuôi đơn và nuôi ghép. Cấu trúc thành phần loài tảo trong mẫu thu và phân tích cho thấy đa số là các loài thuộc ngành tảo khuê (Bacillariophyta) với 14 loài (63,6%), tiếp theo là ngành tảo giáp (Pyrrophyta) với 4 loài (18,2%), ngành tảo lục (Chlorophyta) có 2 loài (9,1%) và tảo lam (Cyanophyta) có 2 loài (9,1%). Ở các ao nuôi đơn ngành tảo khuê và tảo lam là loài chiếm ưu thế. Một số chỉ tiêu môi trường nước (NH3-N, NO2-N, H2S,...) trong ao nuôi ghép tốt hơn ao nuôi đơn, mật độ tảo trong ao nuôi ghép ổn định và dao động thấp hơn. Điều này cho thấy ở các ao nuôi ghép tôm sú - cá măng có mật độ tảo dao động thấp và ổn định, chất lượng nước ao nuôi tốt hơn và cho tỷ lệ sống tôm nuôi cao hơn so với các ao nuôi tôm đơn.

Từ những nghiên cứu trên cho thấy việc nuôi ghép tôm sú và cá măng là mô hình nuôi bền vững, hiệu quả nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản, góp phần thay đổi cách nuôi, thay đổi thế độc canh con tôm có nhiều rủi ro do dịch bệnh, cải thiện môi trường ao nuôi...

Đăng ngày 16/05/2019
TH
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 01:23 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 01:23 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 01:23 20/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 01:23 20/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:23 20/11/2024
Some text some message..