Vi sinh có lợi dạng hiếu khí và yếm khí trong nuôi tôm thâm canh

Để giải quyết vấn đề chất lượng nước trong ao nuôi thâm canh, sử dụng vi sinh có lợi dạng hiếu khí và yếm khí là một giải pháp hiệu quả.

Ao tôm
Vi sinh là giải pháp hiệu quả cho nuôi tôm thâm canh. Ảnh: ST

Có rất nhiều loại vi sinh vật, bao gồm có lợi và có hại. Vi sinh vật có lợi là những vi sinh vật giúp duy trì cân bằng sinh học, hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, phân hủy chất thải và ổn định chất lượng nước. Trong số đó, vi sinh vật có lợi dạng hiếu khí và yếm khí là hai nhóm quan trọng nhất. 

Vi sinh có lợi dạng hiếu khí, yếm khí là gì?

Vi sinh có lợi dạng hiếu khí là những vi sinh vật sống và phát triển mạnh trong môi trường giàu oxy. Một số loại vi sinh có lợi dạng hiếu khí phổ biến trong ao nuôi tôm là Bacillus, Nitrosomonas, Nitrobacter, Pseudomonas,…

Vi sinh
Vi sinh dạng hiếu khí chủng Bacillus subtilis. Ảnh: khoathuy.vnua.edu.vn

Ngược với vi sinh vật hiếu khí thì vi sinh dạng yếm khí (hay kỵ khí) không cần oxy để hoạt động và phát triển. Vi sinh yếm khí có thể sống trong môi trường không oxy hoặc ít oxy. Tuy nhiên, có một số chủng vi sinh vật yếm khí rất nhạy cảm với oxy có thể mất hoạt lực hoặc thậm chí chết nếu trong môi trường có oxy. Một số loại vi sinh có lợi dạng yếm khí phổ biến trong ao nuôi tôm là Clostridium, Lactobacillus, RhodopseudomonasRhodobacter, Bifidobacterium… 

Vi sinhVi sinh dạng yếm khí Lactobacillus. Ảnh: Medigo 

Vai trò của vi sinh có lợi dạng hiếu khí và yếm khí trong nuôi tôm thâm canh

Tổng quan mà nói, người ta dùng vi sinh vật có lợi trong ao nuôi tôm thâm canh thường hướng đến hai mục đích chính. Thứ nhất, là để xử lý môi trường, cải thiện chất lượng nước. Thứ hai, là để đối kháng với vi sinh vật gây bệnh, nâng cao sức khỏe cho tôm nuôi. Vi sinh vật còn là giải pháp thay thế kháng sinh, an toàn cho người nuôi, người tiêu dùng và môi trường.

Về chức năng cụ thể, từng chủng vi sinh vật phân theo dạng hiếu khí, yếm khí có một số vai trò tiêu biểu như sau:

Vi sinh có lợi dạng hiếu khí

Bacillus sp: Phân hủy các hydratcacbon, protein trong nước.

NitrosomonasNitrobacter: Xử lý nước thải bằng cách quy đổi amoniac (NH3) thành nitrat (NO3-). Quá trình này được gọi là quá trình Nitrit hóa - Nitrat hoá. 

Pseudomonas sp: Thủy phân hidrocacbon, protein, các chất hữu cơ và khử nitrat. Được sử dụng để xử lý các hợp chất hữu cơ phức tạp như phenol, xylene và toluen. 

Vi sinh có lợi dạng yếm khí 

Lactobacillus sp: Được sử dụng làm probiotic (men vi sinh) trong nuôi tôm thâm canh để phòng ngừa các bệnh do virus, Photobacterium, và Vibrio gây ra, hỗ trợ đường ruột cho tôm. Lactobacillus sp có thể được sử dụng trong giai đoạn con giống hoặc giai đoạn nuôi trưởng thành của tôm. 

Rhodopseudomonas sp: Làm sạch chất nước của nước nuôi trồng. Giúp phân hủy nhanh chất hữu cơ như: bã thức ăn dư thừa, bùn đáy ao thành H2O và CO2, giảm nhanh khí độc NH3, H2S, SO2, NO2-. Kích thích tăng trưởng vi sinh vật có lợi đáy ao nuôi, duy trì mật độ tảo có lợi. 

Rhodobacter sp: Chúng sử dụng chất hữu cơ, H2S, NO3–, NO2–, NH4+, SO42-, CO2 do đó góp phần làm giảm hàm lượng khí độc, cạnh tranh dinh dưỡng với tảo, các vi sinh vật khác tạo nên sự cân bằng vi sinh trong môi trường nuôi. 

Bifidobacterium sp: Giúp cải thiện chất lượng nước, giảm lượng đạm thải ra từ phân tôm và thức ăn dư thừa, giảm lượng Amoniac và Nitrit trong nước, cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật trong ao nuôi, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. 

Sử dụng vi sinh vật có lợi dạng hiếu khí, yếm khí trong nuôi tôm thâm canh 

Với những nhu cầu, mục đích sử dụng khác nhau mà ta có thể sử dụng những loại vi sinh khác nhau cho phù hợp.

Bổ sung vi sinhSử dụng vi sinh cho ao nuôi tôm. Ảnh: ST

Vi sinh có lợi dạng hiếu khí thích hợp để sử dụng trong ao nuôi tôm thâm canh

- Môi trường ao nuôi có nhiều chất thải hữu cơ. 

- Có nguy cơ cao về oxy hòa tan thấp. 

- Độ pH của nước ao xuống thấp.

- Nước ao có mùi hôi nồng. 

Vi sinh có lợi dạng yếm khí thích hợp để sử dụng trong ao nuôi tôm thâm canh

- Môi trường ao có các vấn đề đối với khí độc như NH3 (amoniac), H2S (hidro sulfua) và CO2 (cacbon dioxide). 

- Nước ao có độ pH cao hoặc môi trường axit.

- Trước khi sử dụng vi sinh dạng hiếu khí hoặc yếm khí, người nuôi nên kiểm tra và xác định chính xác yếu tố môi trường và nhu cầu của ao nuôi tôm để chọn loại vi sinh thích hợp nhất.

- Tùy từng dạng vi sinh sử dụng, bà con hoàn toàn có thể áp dụng những biện pháp như ủ, sục khí để tăng sinh khối men vi sinh trước khi đem chúng sử dụng.

* Cách ủ men vi sinh:

Hiện nay có 2 cách mọi người thường dùng để ủ tăng sinh khối vi sinh. Do đặc điểm và nhu cầu về oxy khác nhau nên cách ủ cho từng dạng vi sinh cũng khác nhau:

Đối với VSV hiếu khí: Ủ sục khí + mật đường + khoáng. Thực hiện sục khí nhằm khí liên tục cho vi sinh phát triển.

Đối với VSV yếm khí: Ủ yếm khí vi sinh + mật đường + khoáng. Tiến hành đậy kín, ủ kín vi sinh trong thùng chứa tránh ánh sáng.

Việc ủ tăng sinh khối phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật ủ. Về liều lượng, nên tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Về thời gian ủ, hiện chưa có nhiều kiểm chứng cho điều này. Vi sinh cho hiệu quả cao nhất khi mẻ vi sinh ở giai đoạn tăng trưởng (xử lý nước và chất ô nhiễm nhanh nhất). Theo kinh nghiệm từ những người nuôi đi trước, thì thường ủ yếm khí từ 48 - 72h là có thể dùng khi men có mùi thơm, chua. Còn ủ sục khí thì từ 6 - 24h khi nước bắt đầu sệt lên bọt.

Tuy nhiên, không phải tất cả các chế phẩm vi sinh đều cần ủ. Một số chế phẩm vi sinh có mật độ vi khuẩn cao không cần nuôi cấy tăng sinh khối, nhưng cần hòa với nước và sục khí trước khi đánh trực tiếp xuống ao nuôi.

Một số lưu ý quan trọng khi dùng vi sinh trong ao nuôi thâm canh 

- Không dùng vi sinh vật có lợi đồng thời với KHÁNG SINH hay các hóa chất diệt khuẩn, vì sẽ làm giảm hiệu quả của vi sinh vật.

- Đối với vi sinh dạng lỏng: để tăng sinh khối cần phải ủ yếm khí trước khi sử dụng. 

- Kết hợp bổ sung vi sinh vật với các biện pháp khác như: quản lý mật độ nuôi, cung cấp oxy, điều chỉnh pH, kiểm soát độ mặn, vệ sinh ao nuôi… 

- Khi dùng vi sinh dạng hiếu khí: Nên bổ sung vào buổi sáng, khi nắng nhiều, nồng độ oxy hòa tan trong nước đạt mức cao. Điều này hỗ trợ tốt cho quá trình sinh trưởng và phân hủy chất hữu cơ của vi sinh dạng hiếu khí. 

- Khi dùng vi sinh dạng yếm khí: Nên dùng vào chiều mát hoặc buổi đêm, thời điểm có ít oxy hòa tan trong nước, thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật yếm khí. 

Tóm lại, việc dùng vi sinh hiếu khí hay yếm khí là tùy thuộc vào mục đích sử dụng, mỗi sinh vật đều có giá trị và khả năng phân hủy riêng của nó. Người nuôi cần biết cách chọn, bổ sung và quản lý vi sinh vật một cách khoa học để đạt được kết quả nuôi tốt nhất. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vi sinh có lợi dạng hiếu khí, yếm khí trong nuôi tôm thâm canh. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm về các sản phẩm vi sinh uy tín tại Farmext eShop.

Đăng ngày 06/09/2023
Kian @kian
Nguyên liệu

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 05:21 25/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 05:21 25/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 05:21 25/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 05:21 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 05:21 25/11/2024
Some text some message..