Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Úc kiểm soát chặt chẽ các lô hàng tôm chưa nấu chín

Liên quan đến vấn đề thương mại sản phẩm nông nghiệp giữa hai nước Việt Nam và Úc, sau vụ việc Úc tạm dừng nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín kể từ ngày 09/01/2017, do dịch bệnh đốm trắng trên tôm bùng phát ở Úc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã trả lời phỏng vấn Đài ABC (Úc) xung quanh vấn đề này.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh

Phóng viên: Quan điểm của Việt Nam trước việc Chính phủ Úc quyết định cấm nhập khẩu tôm chưa nấu chín từ Việt Nam?

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Bộ Công Thương Việt Nam chia sẻ quan ngại của Chính phủ và người dân Úc về sự bùng phát dịch bệnh đốm trắng tại các trang trại nuôi tôm của Úc. Theo hướng đó, vì sự an toàn của ngành nuôi tôm của Úc, chúng tôi ủng hộ việc Chính phủ Úc áp dụng các biện pháp khống chế ổ dịch, ngăn chặn sự phát tán, lây lan, cũng như giảm thiểu nguy cơ xâm nhiễm mầm bệnh đốm trắng vào nước Úc từ bên ngoài.

Tuy nhiên, việc Chính phủ Úc ban hành Lệnh tạm dừng nhập khẩu tôm chưa qua nấu chín mà không có thời gian cảnh báo đủ để các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam biết và có các giải pháp nhằm tránh tổn thất lớn về kinh tế là việc làm mà theo chúng tôi là chưa thực sự phù hợp với thông lệ chung và với tinh thần gìn giữ, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thương mại tốt đẹp giữa Việt Nam và Úc.

Cần phải nhấn mạnh rằng, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Úc đều có công nghệ sản xuất, chế biến đạt tiêu chuẩn quốc tế như ASC, BAP, Global Gap. Sản phẩm tôm của Việt Nam cũng đã được phép nhập khẩu vào nhiều thị trường có tiêu chuẩn cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, tôm chế biến (nhưng chưa được nấu chín) của Việt Nam xuất khẩu sang Úc cũng đã được cơ quan AQIS và Cơ quan An toàn Sinh học Úc cấp giấy phép cho từng nhà xuất khẩu. Với các yếu tố này, kết hợp với việc chúng tôi sẵn sàng áp dụng thêm các biện pháp theo yêu cầu của Chính phủ Úc nhằm tăng cường quản lý, bảo đảm tôm, sản phẩm tôm chưa qua nấu chín xuất khẩu từ Việt Nam sang Úc là an toàn về dịch bệnh, việc áp dụng Lệnh tạm dừng nhập khẩu sẽ là không cần thiết.

Tóm lại, chúng tôi sẵn sàng ủng hộ việc Chính phủ Úc ban hành Lệnh tạm dừng nhập khẩu nhưng khi và chỉ khi các biện pháp khác, ít tác động tiêu cực hơn tới thương mại, đã tỏ ra là không có tác dụng. 

Phóng viên: Việt Nam có mong muốn Chính phủ Úc bãi bỏ lệnh cấm không?

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Lệnh tạm dừng nhập khẩu của Chính phủ Úc đã và đang gây ra thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm và các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam đã có thư gửi Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Úc để đề nghị xem xét lại Lệnh này. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chúng tôi bỏ qua sự an toàn của ngành nuôi tôm tại Úc. Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Úc để kiểm soát chặt chẽ hơn các lô hàng tôm chưa nấu chín xuất khẩu sang Úc, tức là, chúng tôi kêu gọi hai bên cùng áp dụng các biện pháp ít tác động tiêu cực tới thương mại hơn nhưng vẫn bảo đảm an toàn cho ngành nuôi tôm của Úc và môi trường nước Úc.

Phóng viên: Ảnh hưởng của lệnh cấm đối với người nuôi tôm và doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Úc?

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Lượng tôm của Việt Nam xuất khẩu sang Úc chưa phải là quá lớn nhưng với nông dân Việt Nam, những người có thu nhập rất thấp, Lệnh cấm đã có tác động không nhỏ tới thu nhập của họ, nhất là các hộ ở những vùng chuyên sản xuất tôm để xuất khẩu đi Úc (các lô tôm đã tẩm ướp theo yêu cầu của thị trường Úc thì không thể tiêu thụ ở thị trường khác, đồng thời khó tiêu thụ nội địa). Về lâu dài, Lệnh cấm này còn có khả năng ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam trên các thị trường khác, từ đó gây thiệt hại lớn hơn nhiều cho người nuôi tôm và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có 08 doanh nghiệp đã và đang xuất khẩu tôm chưa qua nấu chín sang Úc. Năm 2015, Úc nhập khẩu trên 41 triệu USD tôm chưa nấu chín từ Việt Nam. Con số này có thể là nhỏ so với một nước phát triển nhưng với một nước đang phát triển như Việt Nam, con số này tương đương với thu nhập trong 1 năm của hàng ngàn hộ nông dân. Một số doanh nghiệp chuyên xuất khẩu tôm vào thị trường Úc còn đối mặt với nguy cơ phá sản.

Phóng viên: Quyết định áp dụng lệnh cấm của Chính phủ Úc có công bằng không, theo các quy định của WTO về thương mại song phương?

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Theo quy định của WTO, các thành viên WTO phải đảm bảo rằng bất kỳ biện pháp SPS nào cũng chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết dựa trên các nguyên tắc, căn cứ khoa học và không được duy trì khi thiếu căn cứ khoa học xác đáng. Trong khi đó, tôm Việt Nam đang được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới và không bị dừng nhập khẩu. Trong trường hợp Úc tiếp tục duy trì lệnh cấm, Việt Nam đề nghị Úc sớm đưa ra các bằng chứng khoa học đầy đủ cho thấy có mối liên hệ giữa tôm nhập khẩu từ Việt Nam và dịch bệnh đốm trắng tại Úc. Một số doanh nghiệp Việt Nam còn cho rằng lệnh cấm nhập khẩu của Chính phủ Úc đã vượt quá "mức cần thiết" quy định tại Hiệp định SPS của WTO. Chúng tôi đang nghiên cứu quan điểm này của các doanh nghiệp.  

Phóng viên: Liệu Chính phủ Việt Nam có cấm nhập khẩu gia súc sống từ Úc nhằm đáp trả lại lệnh tạm ngừng nhập khẩu của Úc đối với tôm Việt Nam?

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Việt Nam luôn coi trọng và đang thực hiện các hoạt động nhằm tăng cường quan hệ đối tác toàn diện, hướng tới đối tác chiến lược với Úc, trong đó có việc tăng cường thương mại các sản phẩm nông nghiệp an toàn. Chúng tôi được biết Bộ NN&PTNT Việt Nam đã có các buổi làm việc với phía Úc. Hai bên vẫn đang có các cuộc trao đổi chân thành để tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này trên cơ sở tôn trọng an toàn của ngành nuôi tôm tại Úc, hết sức gìn giữ mối quan hệ truyền thống hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Úc nhưng cũng đồng thời lưu ý đến những thiệt hại không đáng có của người nuôi tôm Việt Nam do lệnh cấm nhập khẩu đột ngột tôm vào Úc gây ra.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Báo Công Thương
Đăng ngày 15/03/2017
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 06:02 29/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 06:02 29/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 06:02 29/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 06:02 29/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 06:02 29/12/2024
Some text some message..