Vỡ mộng cá tra: Đã bị nợ còn bị chiếm dụng vốn

Con cá tra đã từng một thời đem về hàng tỷ USD cho ngành thủy sản nước nhà, mang lại sự giàu có cho rất nhiều người dân ở ĐBSCL. Thế nhưng, cũng con cá đấy, giờ đây nhiều người nuôi lại trở thành con nợ lớn…

Gánh cá tra
Chỉ bán được cá với giá thấp, bị doanh nghiệp nợ tiền... là tình cảnh nhiều ND ở ĐBSCL phải gánh chịu (ảnh minh họa).

Thời gian qua, hiện tượng doanh nghiệp chế biến kéo dài thời gian trả tiền mua cá, người nuôi bị chiếm dụng vốn diễn ra khá phổ biến. Ngay cả những hộ nuôi cá theo hình thức liên kết đầu tư cũng bị một số doanh nghiệp nợ, thậm chí chây ỳ không chịu trả tiền mua cá.

Chủ nợ thành… bị can

Trong số hàng trăm người nuôi cá bị các nhà máy thủy sản chiếm dụng vốn, nợ dây dưa kéo dài, thậm chí “quỵt” không trả, trường hợp của bà Phạm Thị Mai ở quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ có lẽ bi đát nhất. Bà Mai cũng từng là người “tiên phong” khởi kiện Công ty Thủy sản Bình An ra tòa để đòi nợ tiền cá với số tiền hàng chục tỷ đồng.

“Mất sạch hết rồi mấy chú ơi, tài sản trong nhà không còn một thứ gì, tất cả đều bị chủ nợ xiết sạch sành sanh. Các doanh nghiệp mua cá không trả tiền, tôi hiện lâm vào cảnh tay trắng, khổ nỗi còn bị vướng vào vòng lao lý” – bà Mai ngậm ngùi nói.

Sở dĩ bà Mai lâm vào cảnh trên, xuất phát từ năm 2009, khi bà bán hơn 33 tấn cá tra với trị giá gần 5 tỷ đồng cho Doanh nghiệp Vạn Hưng ở thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng, do bà Huỳnh Dù Táng làm Giám đốc. Sau nhiều lần thanh toán, cuối năm 2010, Vạn Hưng vẫn còn nợ bà hơn 1,6 tỷ đồng. Do không thanh toán được nợ, tới tháng 1.2011, bà Mai mua lại Doanh nghiệp Vạn Hưng và tiền nợ được chuyển thành tiền đặt cọc.

Theo thỏa thuận, một tháng sau tài sản phải sang tên cho người mua, nhưng bà Táng được cho là cố tình lẩn tránh, không bàn giao nhà máy. Cuối tháng 2.2011, bà Mai cho người đến Vạn Hưng lấy nhiều tài sản trị giá hơn một tỷ đồng. Trong số này có máy phát điện, những người được thuê đến đã đập tường để đưa ra ngoài.

Sau đó Doanh nghiệp Vạn Hưng đã có đơn tố cáo bà Mai ra tòa và nửa năm trước TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên phạt Phạm Thị Mai 7 năm 6 tháng tù về tội “cưỡng đoạt tài sản” và “cố ý làm hư hỏng tài sản”. Do bà Mai bệnh nặng, nhiều lần ngất xỉu tại tòa nên Hội đồng xét xử sơ thẩm quyết định cho bị cáo tại ngoại để chữa bệnh.

Mới đây, ngày 26.9, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM tuyên hủy án, trả hồ sơ điều tra lại vụ “cưỡng đoạt tài sản” xảy ra tại Doanh nghiệp Thủy sản Vạn Hưng. “Tôi chỉ mong sao tòa xử đúng người đúng tội, sớm trả lại danh dự và sự công bằng cho tôi. Mong muốn lớn nhất của tôi lúc này là sớm nhận được tiền từ các doanh nghiệp mua cá còn nợ để tôi trả nợ cho ngân hàng, đại lý thức ăn, tiền vay nóng bên ngoài. Trước đây, cũng nhờ con cá tra mà gia đình tôi khá giả, nay cũng vì con cá tra mà tôi lâm vào hoàn cảnh tán gia bại sản”– bà Mai buồn bã nói.

Nông dân còng lưng trả lãi thay doanh nghiệp

Trường hợp của bà Mai hiện không phải là hiếm đối với những người làm nghề nuôi cá tra. Ông Nguyễn Ngọc Hải- Chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi cá tra Thới An, TP.Cần Thơ bức xúc: “Nông dân nuôi cá đang chịu thiệt thòi nhiều nhất. Chúng tôi bán cá tra “chịu” cho doanh nghiệp, có những doanh nghiệp nợ tiền cá của nông dân cả năm trời chưa trả”.

Theo ông Hải, đây là hình thức chiếm dụng vốn có tính toán, nông dân còng lưng nuôi cá trả lãi ngân hàng thay cho doanh nghiệp. Là một người nuôi cá lâu năm, anh Nguyễn Văn Hùng ở quận Ô Môn, TP. Cần Thơ cũng bức xúc nói: “Doanh nghiệp lúc nào cũng ở thế kèo trên, những người nuôi cá như chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào họ, không biết lúc nào bị họ “bẻ kèo”. Người nuôi cá tra chẳng khác nào như… cá nằm trên thớt”.

Ông Dương Ngọc Minh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) giải thích: “Sở dĩ có chuyện này là do tình trạng… nợ dây chuyền quá nhiều. Doanh nghiệp mua cá nợ tiền của nông dân, rồi bán nợ cho nhà nhập khẩu. Nếu vay ngân hàng, doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp, trả lãi, còn vay của nông dân (hình thức nợ tiền cá) thì không phải thế chấp, không chịu lãi nên doanh nghiệp sẵn sàng bán giá thấp, nợ chây ỳ...”.

Nông dân thiếu kiến thức pháp lý

Theo ông Nguyễn Phương Lam - Trưởng phòng Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh Cần Thơ, các tổ chức tập hợp người sản xuất khả năng đứng ra bảo vệ là rất yếu trong các cuộc giải quyết tranh chấp. Mặt khác, các trung tâm khuyến công và khuyến nông chỉ tập trung nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, đào tạo nghề, không có hoạt động đào tạo và tư vấn về pháp lý, nhất là định hướng thương mại theo mua bán thông qua hợp đồng.

Ông Võ Hùng Dũng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam thẳng thắn chỉ ra rằng, có một tình trạng phổ biến đang xảy ra hiện nay là, doanh nghiệp chế biến nợ (tiền cá) của nông dân, đồng thời doanh nghiệp xuất khẩu cũng cho nhà nhập khẩu nước ngoài nợ; tình trạng đổ lỗi cho nhau thường xuyên đang xảy ra...

Báo Dân Việt
Đăng ngày 29/10/2013
Đức Khánh
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 20:45 24/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 20:45 24/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 20:45 24/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 20:45 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 20:45 24/12/2024
Some text some message..