Vỏ quế - thảo dược tiềm năng cho phòng trị bệnh cá diêu hồng

Nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam tại viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2 đã đánh giá khả năng trị bệnh xuất huyết trên cá diêu hồng từ 10 loại dịch chiết xuất từ thảo dược (cây diếp cá, cây tía tô, lá lốt, củ hành tím có vỏ, củ hành tím không vỏ, lá bưởi, lá kinh giới, lá chùm ngây, lá xuyên tâm liên, vỏ quế).

Vỏ quế - thảo dược tiềm năng cho phòng trị bệnh cá diêu hồng
Cá diêu hồng bị bệnh. Ảnh: Internet

Cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) hay còn gọi là cá rô phi đỏ là đối tượng nuôi phổ biến ở miền Nam Việt Nam, bao gồm khu vực Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Trên cá rô phi đỏ, bệnh lồi mắt, xuất huyết là một bệnh gây chết với tỷ lệ cao và thời gian chết nhanh ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá (từ cá giống đến cá thịt), do đó gây thiệt hại kinh tế rất nghiêm trọng cho người nuôi nếu xảy ra (Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh Phương, 2012).

Bệnh này được xác định là do vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây ra. Giải pháp đang phổ biến hiện nay để phòng trị bệnh trên cá rô phi là sử dụng kháng sinh hay hóa chất. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh, hóa chất vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, gây nên hiện tượng kháng kháng sinh ở các loài vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản, dẫn đến hiệu quả chữa trị không có hoặc rất thấp. Ngoài ra, việc tích lũy kháng sinh trong động vật thủy sản có thể gây hại cho môi trường và cho người tiêu thụ. Do đó, việc tìm ra giải pháp thay thế là nhu cầu tất yếu.

Trong thời gian gần đây, việc sử dụng thảo dược trong phòng trị bệnh nhiễm khuẩn đang ngày càng trở nên phổ biến, do có nhiều ưu điểm như: dễ tìm kiếm, giá thành thấp, hoạt tính kháng khuẩn cao, có khả năng kích thích hệ miễn dịch tự nhiên của vật chủ, thân thiện với môi trường và không gây nên hiện tượng đề kháng thuốc (Rattanachaikunsopon và Phumkhachorn, 2009).

Trong nghiên cứu này, nhóm nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành đánh giá khả năng đối kháng hai chủng vi khuẩn Streptococcus agalactiae (SA1 và SA3) gây bệnh xuất huyết, lồi mắt trên cá rô phi đỏ nuôi ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, bởi 10 loại dịch chiết từ thảo dược (cây diếp cá, cây tía tô, lá lốt, củ hành tím có vỏ, củ hành tím không vỏ, lá bưởi, lá kinh giới, lá chùm ngây, lá xuyên tâm liên, vỏ quế), nhằm chọn ra loại thảo dược có hiệu quả cao để làm tiền đề cho việc tạo chế phẩm thảo dược phòng trị bệnh trên cá rô phi đỏ.


Kết quả thí nghiệm cho thấy, đối với chủng Streptococcus agalactiae SA1, dịch chiết vỏ quế cho hiệu quả kháng khuẩn cao nhất trong cả hai dung môi ethanol 96% và methanol 99,8%, ở mức trung bình với đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 12,72 mm và 11,87 mm, trong khi 9 loại dịch chiết thảo dược còn lại đều cho kết quả đối kháng ở mức yếu. Đối với chủng Streptococcus agalactiae SA3, vỏ quế cho hiệu quả kháng khuẩn cao nhất ở dung môi ethanol 96% (đường kính vòng vô khuẩn 7,23 mm) và tía tô cho hiệu quả kháng khuẩn cao nhất ở dung môi methanol 99,8% (đường kính vòng vô khuẩn 12,52 mm); cả 10 loại dịch chiết thảo dược trong dung môi ethanol 96% đều có khả năng ức chế tăng trưởng ở mức yếu (đường kính vòng vô khuẩn < 7,5 mm) đối với chủng Streptococcus agalactiae phân lập được; trong dung môi methanol 99,8% thì chỉ có dịch chiết tía tô cho kết quả đối kháng với chủng Streptococcus agalactiae gây bệnh ở mức trung bình, trong khi 9 loại dịch chiết thảo dược còn lại đều cho kết quả đối kháng ở mức yếu. Các dịch chiết từ dung môi ethanol 96% cho kết quả đối kháng với vi khuẩn tốt hơn so với các dịch chiết từ methanol 99,8% đối với chủng SA1, và ngược lại đối với chủng SA3.


Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với chủng Streptococcus agalactiae SA1 thì dịch chiết vỏ quế trong cả hai dung môi ethanol 96% và methanol 99,8% cho kết quả kháng khuẩn cao nhất. Còn đối với chủng Streptococcus agalactiae SA3 thì dịch chiết vỏ quế dung môi ethanol 96% và dịch chiết tía tô trong dung môi methanol 99,8% cho kết quả kháng khuẩn cao nhất.

Trong tương lai cần phải thực hiện thêm các nghiên cứu xác định giá trị nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của các dịch chiết thảo dược nói trên đối với vi khuẩn gây bệnh S. agalactiae, so sánh với một số loại kháng sinh đang được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, đồng thời đánh giá tính an toàn, tính hiệu lực của thức ăn trộn dịch chiết thảo dược đối với cá rô phi đỏ.

Vienthuysan2
Đăng ngày 19/06/2018
Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh, Trần Hoàng Bích Ngọc
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 03:54 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 03:54 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 03:54 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:54 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 03:54 27/12/2024
Some text some message..