Với giá tôm chạm đáy, nhà sản xuất Ecuador lo ngại phá sản

Giá tôm xuất tại trang trại ở Ecuador đã giảm 0,1 - 0,5 USD/kg trong vụ thu hoạch gần nhất, bắt đầu từ ngày 10/4, khiến nhiều nhà sản xuất qui mỏ nhỏ lo ngại phá sản.

Tôm thẻ
Nhiều doanh nghiệp sản xuất tôm nhỏ ở Ecuador lo ngại phá sản

Giá tôm Ecuador giảm sâu

Giá tôm nguyên liệu tại Ecuador ở mức 3,6 USD/kg đối với tôm loại 30 - 40 con/kg; 3,2 USD/kg cho loại 40 - 50 con/kg; 3 USD/kg cho loại 50 - 60 con/kg; 2,8 USD/kg cho loại 60-70 con/kg và 2,4 USD/kg cho loại 70-80 con/kg.

"Nông dân đang phải bán tôm với giá thậm chí thấp hơn chi phí sản xuất. Nếu tình trạng này tiếp diễn, nó sẽ khiến nhiều người rơi vào tình trạng phá sản", một đại diện trong ngành từ vùng Manabi trả lời báo Undercurrent News.

"Nếu chính phủ không tham gia và hỗ trợ chúng tôi, sẽ đến lúc tình trạng này không thể giải quyết và nông dân sẽ mắc nợ rất nhiều".

Một bình luận trên diễn đàn dành cho các nhà sản xuất tôm ở Ecuador cũng có quan điểm tương tự. "Đây là những mức giá thấp nhất từ trước tới nay, một bối cảnh không mấy lạc quan cho ngành công nghiệp này".

Ngành tôm của Ecuador vẫn mở cửa kinh doanh, nhưng chỉ hoạt động ở mức 30 - 50% công suất trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID-19 khiến số người tử vong tiếp tục tăng và chính phủ phải thi hành nhiều biện pháp ngăn chặn dịch bệnh.

Ecuador đã ghi nhận 10.398 trường hợp nhiễm và 520 trường hợp tử vong tính đến ngày 22/4, trong đó gần 7.000 ca nhiễm và 232 ca tử vong xảy ra ở tỉnh Guayas.

Tuy nhiên, một số người dân Ecuador lo ngại tình hình còn tồi tệ hơn nhiều với số người chết trên thực tế vượt xa so với báo cáo.

"Người dân ước tính Ecuador hiện có khoảng 11.000 ca tử vong", ông Juan Sole, Giám đốc thương mại của nhà cung cấp tôm Cartacua cho biết.

"Một số nhà máy chỉ hoạt động 20% công suất. Một số công ty đã phải đầu tư thêm tiền để đưa đón công nhân mỗi ngày vì hầu hết họ không muốn ra khỏi nhà.

Đại diện ngành từ Manabi cho biết thêm: "Các công ty liên tục nhận được đơn đặt hàng nhưng không có nhân công, đó là lí do tại sao tình hình ngày càng phức tạp hơn". 

"Hơn nữa, các hạn chế đi lại sẽ ngày càng thắt chặt vào tuần tới và chính phủ thông báo có thể sẽ tăng thế vì lợi ích của tất cả mọi người". 

Đối với các quốc gia nhập khẩu

Trên thực tế, Trung Quốc, quốc gia đang dần phục hồi sau đại dịch, trở thành nhà nhập khẩu tôm duy nhất của Ecuador trong vài tuần qua.

Vào tháng hai, 50% nhập khẩu trực tiếp tôm nước ấm của Trung Quốc đến từ Ecuador.

"Thị trường châu Âu hầu hết đã đóng cửa và Mỹ cũng ban bố tình trạng phong tỏa, đây là những thị trường tiêu thụ tôm chính", ông Sole cho biết.

Mặc dù vậy, Nga vẫn tiếp tục nhập khẩu nhưng ở mức thấp hơn nhiều so với trước đó. Về phía thị trường Trung Quốc, nhu cầu tôm ngày càng tăng khi nước này bắt đầu nối lại các hoạt động kinh tế. 

Ngoài ra, các nhà nhập khẩu tôm Trung Quốc có kế hoạch không mua hàng với số lượng lớn nhằm giữ giá càng thấp càng tốt.

Trái ngược với giá nông sản, chi phí vận chuyển và giá cước (CFR) ngày càng tăng. Trung Quốc sẽ tận dụng tối đa giá thấp và yêu cầu mức giá CFR như trước khi dịch bệnh bùng phát.

Theo ông Nelson Fernandes, Giám đốc của Golden Mar Seafoods - nhà nhập khẩu và phân phối tôm của tôm ở Nam Âu, mức giá CFR hiện ở mức trung bình từ 5,4 - 5,6 USD/kg.

"Mức giá CFR ở châu Âu là 5,8 USD/kg đối với tôm loại 30 - 40 con/kg vào cuối tháng 1. Vào tháng 2, Trung Quốc đã thực hiện biện pháp phong tỏa và giá giảm xuống khoảng 5,2 USD/kg. Thời điểm hiện tại, giá trung bình đạt 5,4 - 5,6 USD/kg."

Giá CFR bao gồm thuế và chi phí đóng gói, xử lí và vận chuyển bổ sung. "Giá tôm xuất tại trang trại giảm không liên quan đến thương mại quốc tế".

Ông Fernandes cũng cho biết Trung Quốc đang hạn chế các đơn đặt hàng tôm do tình trạng dư thừa, khiến giá CFR ở mức khoảng 5,8 USD/kg đối với tôm loại 30 - 40 con/kg. Sự gia tăng này là tạm thời và giá CFR tại Trung Quốc đang bắt đầu giảm trở lại.

Kinh tế & Tiêu dụng
Đăng ngày 01/05/2020
Linh Giang
Thế giới

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Mực ma cà rồng: Sinh vật có lai lịch và hành tung bí ẩn

Dưới lòng đại dương sâu thẳm và tăm tối, có một sinh vật biển có ngoại hình kỳ dị và hành tung hết sức bí hiểm trú ẩn, các nhà khoa học đặt tên cho chúng là “mực ma cà rồng đến từ địa ngục”.

Mực ma cà rồng
• 12:02 17/09/2024

Tôm Indonesia: Tính cạnh tranh vượt trội và cơ hội chinh phục thị trường toàn cầu

Tôm Indonesia đang nổi lên như một ứng viên tiềm năng trên thị trường thủy sản toàn cầu, nhờ vào chất lượng tự nhiên vượt trội và sự tăng trưởng ổn định trong sản lượng.

Trại tôm
• 14:00 10/09/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 13:49 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:49 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 13:49 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 13:49 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 13:49 05/11/2024
Some text some message..