Vòng đời thú vị của cá hồi Alaska

Cá hồi Alaska có vòng đời khá thú vị. Chúng được sinh ra ở nước ngọt rồi di cư ra biển, sau đó lại trở về quê hương để đẻ trứng...

vòng đời cá hồi
Ảnh: vòng đời cá hồi

Trứng cá hồi được đẻ tại những dòng suối nước ngọt thông thường ở nơi có độ cao lớn. Trứng phát triển thành cá bột. Cá mới nở nhanh chóng phát triển thành cá con với những dải ngụy trang dọc. Cá con ở lại dòng suối quê hương 1 - 3 năm trước khi trở thành cá non. Khi đã thành cá non, chúng tập hợp lại thành đàn ngay tại cửa sông, suối sẵn sàng cho chuyến ra biển cùng nhau. Trong thời gian này, cơ thể của chúng thay đổi để thích ứng với nước biển. Cá hồi mới trưởng thành sau đó tiến ra biển và dành vài năm bơi lội trong biển Bering và Vịnh Alaska. Khi đã hoàn toàn trưởng thành, chúng lại ngược về đúng nơi được sinh ra, thích nghi lại với môi trường nước ngọt để gây giống và đẻ trứng. 

Trứng

Cá hồi đẻ trứng trong tổ sỏi dưới đáy sông, mỗi con cá hồi mái đẻ từ 3.000 – 7.000 trứng trong hai ngày. Ngay sau khi trứng được thụ tinh, tế bào duy nhất bắt đầu chia đôi và nhân lên thành một đa tế bào động vật có xương sống, có các cơ quan nội tạng và hệ thần kinh. Vài tuần lễ đầu, trứng rất mỏng, cho đến khi hai mắt bắt đầu thành hình, chúng sẽ bớt nhạy cảm hơn với ánh sáng và ảnh hưởng xung quanh. Trứng cần nước mát lạnh, tinh khiết, luôn luôn chảy xiết quanh màng trứng để cung cấp ôxy cho phôi phát triển. 

Cá bột (Alevin)

Khi trứng cá hồi sẵn sàng nở, cá hồi con sẽ chui ra bằng cách phá vỡ vỏ mềm của trứng, giữ lại noãn hoàng có chứa chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cần thiết như: protein, đường, sinh tố và khoáng chất... dưới cơ thể. Noãn hoàng sẽ mất đi khi cá con lớn hẳn ra.

Cá giống nhỏ bằng ngón tay (Fry)

Cá con bé xíu rời khỏi tổ sỏi, bắt đầu bơi và nuôi dưỡng chính mình. Ở giai đoạn này, chúng nổi lên trên mặt nước và buộc phải tự tìm thức ăn để tồn tại. Đồng thời cũng phải tránh các tổn thương từ các kẻ thù như: chim, côn trùng, các loài cá khác...  bằng cách ẩn mình dưới những tảng đá, các thảm thực vật.

Cá con (Parr)

Sau vài tháng khi cá giống nhỏ tăng trưởng, chúng phát triển các sọc lớn hai bên thân cơ thể. Ở giai đoạn này, người ta gọi chúng là cá hồi con (Parr). Parr có chiều dài khoảng 14 - 16 cm. Mặc dù lớn hơn một chút nhưng cá hồi con vẫn phải trốn tránh kẻ thù. Parr sẽ tiếp tục tự tìm thức ăn từ 1 - 3 năm trước khi thực sự dấn thân vào đại đương.

Cá non (Smolt)

Ở thời điểm này, cá mất các sọc dọc trên cơ thể và chuyển sang màu bạc. Chúng hợp thành đàn ngay tại cửa sông, suối, điều chỉnh cơ thể sao cho thích nghi với đời sống nước mặn để bơi ra Thái Bình Dương kiếm ăn và phát triển thành cá hồi trưởng thành.

Cá trưởng thành (Adult)

Cá hồi trưởng thành dành 1 - 4 năm bơi trong đại dương và kiếm ăn khắp Vịnh Alaska và biển Bering. Chúng tăng trưởng lên kích cỡ trưởng thành và phát triển những dấu hiệu đặc biệt. Giai đoạn này, cuộc hành trình trên đại đương rất dài và nguy hiểm khi liên tục bị hải cẩu, cá voi orca và ngư dân săn bắt. Sau khi bơi hơn 2.000 dặm khắp phía bắc Thái Bình Dương, chúng quay trở với con sông quê hương để đẻ trứng. Tuy nhiên, cũng có một số cá hồi chưa thực sự trưởng thành quay đã trở về vùng nước ngọt sớm hơn từ 1 - 2 năm so với những con cá hồi cùng lứa, người ta thường gọi chúng là Jacks hoặc Jennies.

Cá trưởng thành sinh sản

Cá hồi trưởng thành phải học cách thích nghi lại với nước ngọt và bắt đầu hành trình ngược dòng để trở về nơi chúng được sinh ra. Thời điểm này, chúng ngừng ăn và sống nhờ vào các chất béo dữ trự trong cơ thể. Cuộc hành trình ngược dòng là thách thức lớn khi phải bơi qua các thác nước ghập ghềnh, tránh mắc lưới của ngư dân và cái bụng rỗng của những con gấu đói... Những con cá hồi có thể quay trở về được quê hương, đồng nghĩa với việc chúng đã thật sự trưởng thành về giới tính và sẵn sàng cho việc để trứng. Ngay khi tìm về được cố hương, việc đầu tiên của cá hồi cái trưởng thành là tìm địa điểm thích nghi để xây tổ. Công việc xây tổ thường mất cả ngày, con trống lúc nào cũng kè kè một bên để đánh đuổi cá khác lấn chiếm. Sau đó, con cái đẻ trứng trong tổ, còn con đực trưởng thành sẽ thụ tinh và bảo vệ chúng cho đến tận khi cả hai cùng chết. Cá con lớn lên, lập lại chu kỳ sinh trưởng mà tổ tiên chúng đã lập đi lập lại mấy triệu năm qua.

Có biết bao dòng sông, làm sao cá hồi có thể nhận ra dòng sông cũ để quay về để trứng? Gần đây, nhà sinh vật học người Mỹ, Hasler nêu ra thuyết mùi vị. Ông cho rằng, mỗi dòng sông đều có một mùi vị riêng gây ấn tượng mạnh đối với cá hồi con và khi lớn lên, chúng theo dấu vết của những vị này để trở về nơi sinh. Nhưng ở ngoài biển cả bao la, chúng định hướng bằng cách nào để trở về nơi có mùi vị quen thuộc đó? Cho đến nay đây vẫn là một câu đố chưa có lời giải. 

Theo Fishex.com
Đăng ngày 09/06/2013
Tuấn Kiệt
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 23:55 24/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 23:55 24/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 23:55 24/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 23:55 24/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 23:55 24/11/2024
Some text some message..