Vụ Mỹ kiện tôm Việt Nam được trợ giá: Kiên quyết đấu tranh đến cùng

Cuối tháng 12/2012, các nhà sản xuất tôm của Mỹ nộp đơn yêu cầu Bộ Thương mại nước này áp đặt thuế trừng phạt đối với tôm nhập khẩu từ 7 nước, trong đó có Việt Nam, do nghi ngờ mặt hàng này nhận được các khoản trợ cấp, trợ giá từ chính phủ về vốn, tiền thuê đất nuôi tôm, thuế… Đây là một sự áp đặt vô lý với ngành tôm nước ta.

Chế biến tôm tại Công ty Cafatex - Ảnh: Duy Khương
Chế biến tôm tại Công ty Cafatex - Ảnh: Duy Khương

Thiếu căn cứ

Phản ứng trước thông tin của Bộ Thương mại nước này cho rằng tôm Việt Nam được nhận khoản trợ cấp về giá khiến tôm xuất khẩu sang Mỹ rẻ hơn tôm nội địa của họ, đại diện Hiệp hội Thủy sản Quốc gia Mỹ cho rằng, những lập luận này không chính xác. Ngành sản xuất tôm của Mỹ cung cấp mặt hàng tôm rất có giá trị, rất khác biệt và chiếm một thị phần quan trọng. Nhưng tôm Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng trong thị trường này. Liên minh công nghiệp tôm vùng Vịnh (COGSI) không muốn cạnh tranh với tôm Việt Nam nên đã lợi dụng cơ chế pháp lý để làm tăng giá thành tôm Việt Nam, khiến tôm Việt Nam bị giảm sức cạnh tranh.

Phản ứng trước thông tin trên, ngày 19/1/2013, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã ra Thông cáo báo chí phản đối việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) chấp nhận đơn kiện của COGSI và tiến hành điều tra vụ kiện với những cáo buộc không hợp lý, thiếu cơ sở.

Thực tế hiện nay, COGSI chỉ đại diện cho ngành khai thác tôm Mỹ, hiện mới đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu tiêu thụ tôm của nước này, 90% nhu cầu tôm của người Mỹ phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Việc COGSI đại diện cho 10% nguồn cung cấp tôm tại Mỹ khởi xướng vụ kiện chống lại tôm nhập khẩu là vô lý.

Ông Trần Văn Lĩnh - Phó Chủ tịch VASEP cũng khẳng định: Hiện nay, các doanh nghiệp tôm của Mỹ lo ngại khâu nuôi trồng thủy sản của các nước Đông Nam Á ngày càng đạt trình độ kỹ thuật cao, chi phí thấp, giá thành thấp nên phía Mỹ tung chiêu kiện thuế chống trợ giá đối với các nhà xuất khẩu (trong đó có Việt Nam). Trong khi tôm của các doanh nghiệp Mỹ chủ yếu khai thác từ đánh bắt nên chi phí nhiều, giá bán cao nên giá thành tôm của họ cao hơn giá tôm Việt Nam xuất khẩu vào.

Khó chồng khó

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, cho biết: Hiện nay Mỹ tiếp tục là thị trường quan trọng của ngành tôm Việt Nam. Trong suốt thời gian dài, cùng với EU, thì Mỹ luôn là bạn hàng của Việt Nam, giúp đầu ra của thủy sản và các mặt hàng nông sản… Khi những khó khăn của ngành chưa được giải quyết như dịch bệnh, rào cản Ethoxyquin tại Nhật Bản và Hàn Quốc thì khó khăn từ thông tin này nếu xảy ra sẽ làm xuất khẩu tôm Việt Nam rơi vào "ngõ hẻm". Dự báo sản lượng tôm xuất khẩu 2013 ở tình huống xấu nhất có thể chỉ đạt dưới 200.000 tấn, trị giá khoảng 1,9 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2012.

Trong vài năm trở lại đây, giá trị xuất khẩu tôm nước ta sang thị trường này luôn có xu hướng giảm dần. Xuất khẩu tôm sang Mỹ năm 2011 đạt 558,5 triệu USD, tăng 1% về giá trị so với 2010. Năm 2012, giá trị này ước đạt khoảng 480 triệu USD tổng giá trị nhập khẩu tôm Việt Nam, giảm gần 80 triệu USD. Như vậy, năm 2013 không biết giá trị này còn giảm bao nhiêu khi thị trường xuất khẩu chính liên tiếp gặp trục trặc.

Giám đốc một công ty xuất khẩu thủy sản tại Cà Mau cũng cho biết: Nếu Bộ Thương mại Mỹ chấp nhận đơn của COGSI và Việt Nam không có bằng chứng nào thuyết phục được thì tôm Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế 12%, như vậy doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn vì tôm bị áp cả hai loại thuế là bán phá giá và bán trợ cấp.

Chính phủ nên vào cuộc

Hiện, VASEP đã thuê một công ty luật chuyên về chống trợ giá để thay mặt các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vụ kiện này và kết hợp chặt chẽ với Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) để theo đuổi vụ kiện đến cùng. Trên thực tế, doanh nghiệp tôm Việt Nam không hề nhận được sự trợ cấp nào từ Chính phủ. Doanh nghiệp tôm Việt Nam đang tự cứu mình, vay vốn lãi suất cao, lãi suất ưu đãi thì không tiếp cận được… Ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cũng cho biết: Vì những thông tin trên hoàn toàn sai sự thật, Cục sẽ bảo vệ cho doanh nghiệp Việt Nam đến cùng.

>> Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP: VASEP có đủ bằng chứng chứng minh ngành tôm Việt Nam không nhận trợ cấp từ Chính phủ theo như cáo buộc của COGSI. VASEP đã thông tin về vụ kiện cho các doanh nghiệp trong ngành. Theo đó, các bên sẽ tập hợp số liệu, giấy tờ cần thiết để chứng minh, trả lời cho phía Mỹ.

thuysanvietnam.com.vn
Đăng ngày 25/01/2013
Dương Thảo
Kinh tế

Tăng cường tiêu thụ nội địa: Thị trường thủy sản Việt Nam bùng nổ với cá lóc, ếch và cá nuôi biển

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là đối với các loại cá lóc, ếch và cá nuôi biển. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, thay đổi trong thói quen ăn uống ưu tiên các sản phẩm thủy sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Chợ hải sản
• 10:47 11/02/2025

Tại sao cần chú trọng liên kết chuỗi sản phẩm

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng mà còn góp phần tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và nâng cao giá trị, việc liên kết chuỗi sản phẩm thủy sản trở thành một yếu tố thiết yếu. Liên kết chuỗi không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn mở ra nhiều cơ hội cho người nuôi, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Thủy hải sản
• 09:34 10/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 19:55 16/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 19:55 16/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 19:55 16/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 19:55 16/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 19:55 16/02/2025
Some text some message..