Vụ tràn dầu Deepwater Horizon gây khuyết tật cho cá

Mới đây các nhà khoa học đã phát hiện thấy những con cá có những khiếm khuyết, 3 năm sau vụ tràn dầu giàn khoan Deepwater Horizon.

dầu tràn, khuyết tật ở cá, killifish
Ảnh minh họa

Độc tính của dầu thô tiếp tục gây ảnh hưởng mạnh tới các loài cá biển, ít nhất là hơn một năm sau khi xảy ra sự cố tràn dầu nói trên tại vịnh Mexico, theo những kết quả nghiên cứu mới được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu trong đó gồm các nhà khoa học thuộc trường Đại học California, Davis.

Cùng với các nhà nghiên cứu đến từ Louisiana và Nam Carolina, các nhà nghiên cứu nói trên đã phát hiện thấy các phôi cá killifish tiếp xúc với trầm tích từ khu vực nhiễm dầu trong năm 2010 và 2011 có những bất thường trong quá trình phát triển, gồm các khuyết tật về tim, chậm nở và tỉ lệ nở giảm. Cá killifish là một loài chỉ thị môi trường, thường được sử dụng để dự đoán sự phơi nhiễm và các rủi ro về sức khỏe.

Những phát hiện này được đăng trực tuyến trên tạp chí Công nghệ và Khoa học Môi trường (Environmental Science and Technology), là một phần trong nỗ lực hợp tác nghiên cứu theo dõi tác động của vụ tràn dầu giàn Deepwater Horizon lên quần thể cá killifish ở vịnh Mexico tại các khu vực thuộc bang Louisiana, khu vực tiếp nhận một lượng lớn dầu của sự cố nói trên.

Các sinh vật khác cùng chia sẻ môi trường sống với cá killifish vịnh Mexico, như cá hồi đỏ, cá hồi đốm, cá bơn, cua xanh, tôm và những con hàu - cũng có nguy cơ bị các tác động tương tự.

“Các tác động này là đặc trưng cho độc tính của dầu thô” đồng tác giả của nghiên cứu, Andrew Whitehead, một trợ lý giáo sư về độc chất môi trường tại Đại học UC Davis nói. "Điều quan trọng là chúng ta quan sát độc tính của dầu thô trong bối cảnh của vụ tràn dầu Deepwater Horizon vì nó cho chúng ta biết rằng còn quá sớm để nói rằng những ảnh hưởng của vụ tràn dầu này đã được biết đến và là không quan trọng". Theo định nghĩa, các tác động lên sự sinh sản và phát triển - những tác động có thể ảnh hưởng tới số lượng - sẽ mất thời gian để có thể biểu hiện ra.

Cá killifish sinh sống phong phú tại các môi trường đầm lầy ven biển dọc bờ biển vùng vịnh. Mặc dù không có giá trị thương mại, chúng là một loài cá cung cấp thức ăn quan trọng cho các loài khác và là một thành viên chính của cộng đồng sinh thái vùng vịnh này. Vì chúng không di cư, đánh giá sức khỏe của chúng sẽ là chỉ thị cho môi trường nơi chúng sinh sống, làm chúng trở thành một đối tượng lý tưởng để nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu thu thập cá killifish từ các vị trí bị nhiễm dầu tại Isle Grande Terre, La., và theo dõi chúng để đánh giá sự tiếp xúc của chúng với dầu thô. Trong phòng thí nghiệm họ cũng nghiên cứu các phôi cá killifish tiếp xúc với trầm tích lấy từ các vị trí bị nhiễm dầu tại Isle Grande Terre trong vịnh Barataria tại Louisiana.

“Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự phát triển của những con cá này tại các khu vực đó có thể bị tổn hại”, Benjamin Dubansky, tác giả chính của nghiên cứu, người vừa được cấp bằng tiến sĩ tại trường Đại học bang Louisiana cho biết.

Whitehead cho biết những kết quả của báo cáo nói trên dự đoán các tác động lâu dài tới quần thể cá killifish. Tuy nhiên, dầu từ sự cố chìm giàn khoan Deepwater Horizon chỉ xuất hiện thành mảng, không phủ toàn bộ bờ biển. Điều đó có nghĩa là một số cá killifish bị ảnh hưởng mạnh bởi dầu tràn, trong khi đó một số khác ít bị ảnh hưởng hơn. Họ cho rằng có thể những con cá killifish khỏe mạnh hơn và ít bị tác động hơn sẽ làm giảm bớt các tác động của dầu tràn đối với cả quần thể cá killifish.

Nghiên cứu được tài trợ từ Quỹ khoa học quốc gia (National Science Foundation), Viện nghiên cứu của vịnh Mexico (the Gulf of Mexico Research Initiative) và Viện Y tế quốc gia (National Institutes of Health).

Các nhà nghiên cứu khác trong nghiên cứu này là Fernando Galvez, phó giáo sư khoa học sinh học tại Đại học bang Louisiana, và Charles D. Rice, giáo sư sinh học tại Đại học Clemson ở Clemson, Nam Carolina. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi tác động của dầu trên cá killifish kể từ khi vụ tràn dầu Deepwater Horizon xảy ra vào tháng 4/2010.

Sciencedaily
Đăng ngày 04/05/2013
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 20:54 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 20:54 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 20:54 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 20:54 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 20:54 25/11/2024
Some text some message..