Vựa lúa ĐBSCL đối mặt khan hiếm nguồn nước

Hiện khu vực thượng nguồn sông Mekong có 100/300 dự án thủy điện lớn nhỏ đang được triển khai. Trước tình hình này, các chuyên gia, nhà khoa học cảnh báo ĐBSCL bị đe dọa nghiêm trọng khi hệ thống các đập thủy điện này đi vào vận hành. Cùng với tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, vựa lúa ĐBSCL có nguy cơ biến mất.

Người dân đánh bắt cá tại một đoạn của sông Mê Kông
Người dân đánh bắt cá tại một đoạn của sông Mê Kông

Hứng chịu tổn thất

Theo TS Chu Thái Hoành, Viện Nghiên cứu tài nguyên nước quốc tế (IWMI)), phía thượng lưu sông Mekong, những con đập thủy điện đã và đang xây dựng sẽ giữ đến 16% trong tổng lưu lượng nước (475 tỷ m³/năm), ảnh hưởng 50% tổng lượng nước sông Mekong. Vì vậy, thay đổi dòng chảy và lượng phù sa ở phía hạ lưu là điều chắc chắn. 12 dự án thủy điện trên dòng chính sông Mekong đang bị nhiều tổ chức cùng giới khoa học phản ứng quyết liệt, cảnh báo thảm họa sẽ xảy ra. Nếu các đập thủy điện trên được xây dựng, khoảng 55% tổng chiều dài sông Mekong sẽ biến thành hồ chứa với một lượng nước khổng lồ bị tích trữ lại; tác động rất lớn đến vựa lúa của Việt Nam, ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia và thế giới.

Theo Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (SEA) của Ủy hội sông Mekong, Việt Nam sẽ bị tổn thất rất lớn, phải đối mặt với các vấn đề: Về dòng chảy, kinh tế nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng bởi sự xâm nhập mặn gia tăng. Về phù sa, 26 triệu tấn phù sa/năm hiện nay sẽ chỉ còn lại 7 triệu tấn/năm, dẫn đến suy giảm năng suất nông nghiệp, gia tăng hiện tượng xói lở bờ sông và mất cơ hội mở rộng lãnh thổ ĐBSCL. Về thủy sản, ĐBSCL sẽ thiệt hại 1 tỷ USD/năm do tổn thất các loài cá trắng, vốn chiếm đến 65% lượng cá ở sông Mekong. Cá trắng lại là thức ăn của cá đen, chiếm 35% lượng cá còn lại. Sự biến mất của cá trắng đồng nghĩa cá đen cũng biến mất theo. Về mặt xã hội, khoảng 14 triệu nông, ngư dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản sẽ bị ảnh hưởng…

Lựa chọn thích ứng cho ĐBSCL

Thạc sĩ Kỷ Quang Vinh, Chánh văn phòng công tác BĐKH TP Cần Thơ cho rằng: “Chưa có một nghiên cứu nào cho rằng việc xây đập, nhất là xây một hệ thống đập liên hoàn trên một con sông là hoạt động phát triển bền vững”. Nghiên cứu của Đại học Umea (Thụy Điển) và Viện Tài nguyên thế giới cho biết, sinh thái sông Dương Tử của Trung Quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi đập Tam Hiệp hoàn thành.

Tại sông Columbia, sau 80 năm kể từ khi xây đập đầu tiên,sản lượng cá di cư gần như bằng không so với hơn 20.000 tấn cá khai thác được hàng năm trong quá khứ. PGS-TS Lê Anh Tuấn nhận định: “Dự báo nếu tốc độ bất thường BĐKH xảy ra cao hơn và việc phát triển thủy điện nhanh hơn thì đến khoảng thời gian từ giữa đến cuối thế kỷ này, Việt Nam có thể không còn là quốc gia xuất khẩu lương thực nữa, sẽ có những đợt di dân to lớn, hàng loạt quy hoạch hiện nay có thể bị phá vỡ và xáo trộn về kinh tế - xã hội khó tiên đoán hết được”.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập nghiên cứu về sinh thái ĐBSCL, cho rằng: Trong bối cảnh các rủi ro tác động đối với ĐBSCL rất phức tạp và chưa thể tính toán ngay được, mặc dù không nên đợi nước tới chân mới nhảy nhưng để ứng xử với tương lai không chắc chắn, chúng ta cần phải áp dụng nguyên tắc cẩn trọng, cân nhắc các biện pháp thật kỹ càng để tránh những giải pháp không phù hợp hoặc không đúng lúc, vừa lãng phí vừa gây tác động tiêu cực.

Biện pháp thích ứng trước tiên là phải bền vững, tức là biện pháp đó phải có tác dụng lâu dài, không gây ảnh hưởng đến nơi khác, ngành khác. Các biện pháp cần phải cân nhắc tất cả khía cạnh về lợi ích và tổn thất, kể cả về môi trường, kinh tế và xã hội và nhìn trên tổng thể ĐBSCL. Biện pháp cũng nên đa dạng, tổng hợp, tùy lúc, tùy nơi và điều quan trọng là một biện pháp nào đó không nên loại trừ các biện pháp khác và đặc biệt nên tránh những biện pháp nào đưa chúng ta vào thế không thể thay đổi được.

Thông thường, các biện pháp công trình là những biện pháp chi phí cao, có tác động môi trường lớn và thường dẫn đến tình huống khó thoái lui, khó thay đổi và nó làm loại trừ các biện pháp khác. Trong khi đó, ngoài biện pháp công trình, có nhiều cách khác như áp dụng kiến thức địa phương để chọn giống thích hợp, thay đổi lịch thời vụ; biện pháp quy hoạch sử dụng đất, kiểm soát phát triển, hoặc thậm chí di dời, tái định cư ở những nơi khó bảo vệ. Biện pháp bền vững, hiệu quả và “không hối tiếc” nhất là phục hồi và phát huy vai trò của hệ tự nhiên ĐBSCL để chống chọi với những thay đổi trong tương lai.

SGGP
Đăng ngày 18/02/2013
BÌNH ĐẠI
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 20:52 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 20:52 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 20:52 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 20:52 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 20:52 25/12/2024
Some text some message..