Vực dậy nghề nước mắm truyền thống

“Nước mắm truyền thống từng một thời đứng trước khó khăn khi cạnh tranh với nước mắm công nghiệp. Thế nhưng, nếu làm nước mắm bằng tất cả tâm huyết dành cho người tiêu dùng, thì sản phẩm vẫn có chỗ đứng trên thị trường”. Đó là chia sẻ của anh Đào Trọng Mười (1981) ở thôn Sơn Trà, xã Bình Đông (Bình Sơn), người sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nước mắm hơn ba thế hệ.

Vực dậy nghề nước mắm truyền thống
Để có được sản phẩm ngon, anh Đào Trọng Mười chọn lựa những mẻ cá cơm than để muối mắm. ẢNH: M.K

Bà ngoại từng làm nghề mắm. Rồi đến người mẹ cũng mưu sinh bằng nghề này để nuôi đàn con. Hương vị nước mắm truyền thống thân thuộc đến nỗi khi lớn lên, dù đi đâu Mười vẫn nhớ về những thùng gỗ ủ cá trong nhà.

“Cái nghề này gắn bó và nuôi sống bao nhiêu thế hệ trong gia đình. Nhưng rồi, có giai đoạn nghề mắm truyền thống thoi thóp, mẹ tôi đã phải dần bán những thùng mắm. Vì thế, để có vốn đầu tư vực dậy nghề làm nước mắm truyền thống của gia đình, tôi đã đăng ký đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc”, Mười kể lại. 

Sau 5 năm cần mẫn làm việc tại xứ sở kim chi, kiếm được số vốn kha khá, Mười ngược đường về quê, tìm cách khôi phục nghề làm nước mắm, với cái xưởng mang tên Mười Quý (ghép với tên người mẹ từng gửi gắm biết bao tâm huyết với nghề nước mắm truyền thống).

Càng đi sâu tìm hiểu nước mắm truyền thống, Mười càng bị mê hoặc bởi màu sắc, vị mặn, mùi hương và thành phần dinh dưỡng của loại nước chấm quen thuộc của người Việt. Gần như chàng trai 8X này dành phần lớn thời gian say sưa với các công đoạn muối cá, ủ chượp, rút nước mắm. Đến nỗi chỉ cần nhìn màu sắc, ngửi mùi hương của các loại mắm có trên thị trường, Mười biết ngay chất lượng nước mắm và nguyên liệu đầu vào.

Trong khi các loại nước mắm khác nhãn hiệu chứa nhiều thành phần, thì nước mắm Mười Quý chỉ đề vỏn vẹn thành phần gồm cá cơm và muối biển, không pha màu, mùi, không chất bảo quản. Nhờ đó, sản phẩm của cơ sở Mười Quý được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin dùng. Từ sản lượng 20 tấn/năm, đến nay cơ sở Mười Quý nhập vào khoảng 100 tấn cá/năm để làm nguyên liệu ủ mắm. Mỗi tháng cơ sở của anh cung ứng ra thị trường hơn 2.000 lít nước mắm.

Làm thật và lãi thật, anh Mười đăng ký thương hiệu hẳn hoi. Giữa năm 2018, cơ sở sản xuất nước mắm Mười Quý được Sở KH&CN cấp nhãn hiệu riêng. Và hành trình phát triển nghề làm mắm truyền thống của gia đình đang ngày càng rộng mở... Đặc biệt, sản phẩm nước mắm của cơ sở Mười Quý đã được xã Bình Đông (Bình Sơn) đưa vào đề án “Mỗi xã một sản phẩm” của địa phương.

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 27/03/2019
Mạnh Khoa
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 08:20 25/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 08:20 25/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 08:20 25/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 08:20 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 08:20 25/11/2024
Some text some message..