WTO cam kết sớm đi đến Hiệp định trợ cấp thủy sản

Ngày 15/7, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tổ chức Cuộc họp Ủy ban đàm phán thương mại (TNC) cấp Bộ trưởng về trợ cấp thủy sản theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp tại trụ sở WTO ở Geneva. Đại diện 128 thành viên đã tham dự, trong đó có 104 đoàn đã phát biểu tại cuộc họp.

đánh bắt cá ở châu Phi
Ngư dân đánh bắt cá thủ công ở các nước đang phát triển và kém phát triển có cuộc sống khá khó khăn. Ảnh: antonytrivet

Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến làm Trưởng đoàn và đại diện các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công Thương, Ngoại giao, Tư pháp, Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế đã tham dự cuộc họp trực tuyến.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế tại Geneva, tham dự cuộc họp trực tiếp tại trụ sở WTO.

Đàm phán trợ cấp thủy sản đã được khởi động cách đây 20 năm, song do quan điểm, lợi ích của các thành viên còn nhiều khác biệt nên chưa đạt được sự đồng thuận.

Các thành viên chưa thực hiện được Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) số 14.6 của Chương trình Nghị sự đến năm 2030 về phát triển bền vững được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 2015.

Trong đó, Lãnh đạo cấp cao các nước nhất trí đưa ra hạn đến năm 2020 phải cấm các loại trợ cấp là nguyên nhân gây ra việc gia tăng khai thác quá mức/gia tăng năng lực khai thác quá mức, cũng như xóa bỏ trợ cấp đối với khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (khai thác IUU).

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế tại Geneva, tham dự cuộc họp trực tiếp tại trụ sở WTO.

Cuộc họp WTO cấp Bộ trưởng ngày 15/7 do nữ Tổng Giám đốc WTO kiêm Chủ tịch Ủy ban đàm phán thương mại của WTO (TNC) bà Ngozi Okonjo-Iweala chủ trì.

Sự kiện này nhằm tranh thủ sự ủng hộ về chính trị của các thành viên WTO vào giai đoạn nước rút để có thể kết thúc đàm phán trợ cấp thủy sản – nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đại dương, của nguồn lợi hải sản và cuộc sống của hàng triệu người dân trên thế giới – trước khi diễn ra Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12 (MC 12) vào cuối tháng 11/2021.

Tại cuộc họp, các thành viên WTO cam kết sẽ kết thúc đàm phán sớm trước MC12 của WTO và trao quyền cho Phái đoàn các nước tại Geneva.

Các thành viên WTO cũng xác nhận rằng, văn bản đàm phán hiện tại có thể được sử dụng làm cơ sở cho các cuộc đàm phán thời gian tới để đạt được thỏa thuận cuối cùng.

Theo Tổng Giám đốc Ngozi Okonjo-Iweala, các Bộ trưởng và Trưởng Phái đoàn đã thể hiện cam kết mạnh mẽ đưa các cuộc đàm phán này đi đến đích.

Các thành viên đã có sự thống nhất chung về tầm quan trọng của an ninh lương thực và cuộc sống của những người đánh bắt thủy sản thủ công ở các nước đang phát triển và kém phát triển…

Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) ước tính, 1/3 trữ lượng cá toàn cầu bị đánh bắt quá mức. Con số này tăng từ 10% vào năm 1970 và 27% vào năm 2000.

Nguồn dự trữ cạn kiệt đe dọa cuộc sống của người dân ven biển có thu nhập thấp và sinh kế của những ngư dân nghèo, dễ bị tổn thương.

Mỗi năm, chính phủ các nước cung cấp khoảng 35 tỷ USD trợ cấp nghề cá, 2/3 trong số đó dành cho đánh bắt cá thương mại.

Năm 2015, các nhà lãnh đạo thế giới đã xác định tiêu chí đạt thỏa thuận trợ cấp thủy sản đến năm 2020 là một phần của Mục tiêu Phát triển Bền vững và các Bộ trưởng Thương mại các thành viên WTO đã tái khẳng định cam kết này vào năm 2017.

Các vấn đề khó khăn cần giải quyết là làm thế nào để mở rộng đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước thành viên WTO đang phát triển và kém phát triển nhất, trong khi vẫn duy trì mục tiêu tổng thể là nâng cao tính bền vững của đại dương.

Okonjo-Iweala
Theo Tổng giám đốc WTO, bà Okonjo-Iweala nếu chờ đợi thêm 20 năm nữa thì sẽ không còn hải sản và cộng đồng khai thác hải sản thô sơ để hỗ trợ . Ảnh: The Africa Report.

Các Bộ trưởng cho rằng, cuộc sống của những người đánh bắt thủ công nghèo và dễ bị tổn thương ở các nước đang phát triển và kém phát triển có tầm quan trọng lớn, cũng như yêu cầu đảm bảo mục tiêu bền vững trong các cuộc đàm phán.

Nữ Tổng giám đốc Okonjo-Iweala cho rằng, đoàn đại biểu các thành viên WTO cần chuẩn bị cho một giai đoạn đàm phán chuyên sâu.

Khi bước vào giai đoạn mới thảo luận dựa trên văn bản, trách nhiệm kết thúc các cuộc đàm phán này thực sự thuộc về các thành viên WTO.

Để đạt được Hiệp định, các thành viên cần tìm ra những sự đánh đổi và linh hoạt cần thiết. Việc đạt kết quả thành công trước MC12 là trách nhiệm của các thành viên. Thế giới đang theo dõi.

Người đứng đầu WTO cũng cho biết, cuộc đàm phán trợ cấp thủy sản là một phép thử đối với cả uy tín của WTO với tư cách là một diễn đàn đàm phán đa phương và cả đối với khả năng của hệ thống thương mại trong việc ứng phó với các vấn đề của cộng đồng toàn cầu.

Bà Okonjo-Iweala nêu rõ: "Nếu chúng ta chờ đợi thêm 20 năm nữa, có thể sẽ không còn hải sản để trợ cấp, hoặc không còn các cộng đồng khai thác hải sản thô sơ để hỗ trợ".

Theo Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hiệp quốc, Tổ chức thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva.

baoquocte.vn
Đăng ngày 17/07/2021
Yến Trang
Đánh bắt

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 10:28 10/05/2024

Sử dụng đèn LED chuyên dụng trên tàu cá

Hiện nay, việc sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản chưa phổ biến và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ngư dân vẫn dùng đèn huỳnh quang, bóng đèn led cao áp như một thói quen, do còn e ngại vào những thiết bị, giải pháp mới, chi phí đầu tư lớn,…

Đèn LED tàu cá
• 13:58 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 09:39 08/05/2024

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 21:43 12/05/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi

Sáng ngày 11/4, tại xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi cho 30 hộ nông dân nuôi trồng thủy sản.

Nuôi lồng bè trên biển
• 21:43 12/05/2024

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 21:43 12/05/2024

Loài cá bé nhỏ tạo ra âm thanh cực lớn

Không sở hữu một thân hình đồ sộ, nhưng loài Danionella cerebrum bé nhỏ đang trở thành một đối tượng khoa học được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả khả quan trong những nghiên cứu về sự phát triển và hành vi phức tạp ở thần kinh nhờ vào khả năng tạo ra âm thanh cực lớn.

Danionella cerebrum
• 21:43 12/05/2024

Tại sao điều trị bệnh trên tôm lại kém hiệu quả?

Việc trị bệnh trong ngành nuôi tôm luôn là một thách thức không nhỏ đối với những người làm trong lĩnh vực này.

Tôm bệnh
• 21:43 12/05/2024