Xã Phú Tân trên đường giảm nghèo bền vững

Xã Phú Tân (huyện Tân Phú Đông) là địa bàn khó khăn, nơi nước biển xâm nhập sâu vào ruộng đồng, một năm chỉ canh tác một vụ lúa. Con tôm trên địa bàn xã Phú Tân góp phần thay đổi cuộc sống người dân, nhưng cũng có không ít hộ nuôi tôm bị thua lỗ, bán đất để rồi làm thuê trên chính mảnh đất của gia đình, nên câu chuyện giảm nghèo bền vững là bài toán khó của xã.

Xã Phú Tân trên đường giảm nghèo bền vững
Gia đình ông Võ Quốc Thanh đã mạnh dạn vay vốn đầu tư nuôi tôm sú để vươn lên.

Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017, trên địa bàn xã Phú Tân có 985 hộ dân, trong đó có 443 hộ nghèo và 10 hộ cận nghèo. Đến cuối năm 2017, xã đã thoát nghèo được 101 hộ và phát sinh thêm 1 hộ nghèo. Hiện nay, trên địa bàn xã có 342 hộ nghèo, với 1.463 nhân khẩu (chiếm tỷ lệ hơn 34% so tổng số hộ dân toàn xã) và 10 hộ cận nghèo, với 45 nhân khẩu.

Trước thực tế trên, được sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn có điều kiện tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống và chủ động vươn lên thoát nghèo bền vững.

Cụ thể, xã Phú Tân đã và đang triển khai nhiều mô hình, dự án hỗ trợ các hộ khó khăn vươn lên trong cuộc sống như Dự án nuôi dê sinh sản năm 2017, Dự án “Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện Tân Phú Đông” do tổ chức Liên minh Na Uy tài trợ, mô hình nuôi tôm… và đã phát huy hiệu quả tích cực.

Theo đó, để Dự án nuôi dê sinh sản năm 2017 phát huy hiệu quả, xã Phú Tân phối hợp với các ngành có liên quan hướng dẫn kỹ thuật nuôi, làm chuồng trại, tiêm phòng và cách thức chọn dê nuôi cho các hộ dân tham gia. Qua đó, dự án đã giải ngân cho 29 hộ, với tổng số tiền vay 232 triệu đồng và đã mang lại kết quả đáng ghi nhận.

Còn Dự án “Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện Tân Phú Đông” đã giúp cho nhiều hộ dân có điều kiện tăng thêm thu nhập. Nằm trong 64 hộ dự kiến sẽ thoát nghèo trong năm 2018, gia đình bà Cao Thị Nguyệt (ngụ xã Phú Hữu, thuộc diện hộ nghèo từ sau cơn bão năm 2009) cho biết, có được cuộc sống ổn định như ngày nay là nhờ UBND xã quan tâm giúp đỡ về con giống từ Dự án “Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện Tân Phú Đông”.

Qua thời gian tham gia dự án, đến nay gia đình bà phát triển đàn dê lên 5 con, 1 con bò. Không dừng lại ở đó, bà Nguyệt đã vay thêm tiền để sửa chữa chuồng trại và mở quán điểm tâm sáng để cải thiện kinh tế gia đình.

Còn gia đình cựu chiến binh Võ Quốc Thanh (ngụ ấp Bà Từ) là 1 trong 101 hộ đã thoát nghèo cuối năm 2017. Ông cho biết, lúc trước gia đình ông rất khó khăn, nhờ sự quan tâm của các ngành, các cấp vận động xây tặng nhà mà gia đình ông mới có nơi ở ổn định.

Thấy mình còn sức lao động, có khả năng vươn lên, đầu năm 2018 gia đình ông mạnh dạn vay tiền đầu tư nuôi tôm sú trong 2.000 m2 ao của gia đình theo mô hình quảng canh.

Dù vậy, nỗ lực thoát nghèo trên địa bàn xã cũng gặp không ít khó khăn. Đó là do hiện nay tỷ lệ các hộ dân gặp rủi ro trong sản xuất, nuôi trồng còn cao do bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn. Các mô hình sản xuất, chăn nuôi chủ yếu được thực hiện ở quy mô nhỏ lẻ, chưa tạo được tính liên kết trong cộng đồng; hầu hết sản phẩm sản xuất từ các mô hình không có đầu ra ổn định.

Chưa kể, công tác tuyên truyền về chính sách giảm nghèo trên địa bàn xã chưa thật sự sâu rộng, ý thức người dân về công tác giảm nghèo bền vững còn hạn chế, một số ít hộ nghèo còn tính ý lại, chưa chí thú làm ăn.

Bên cạnh đó, phần lớn các hộ dân không có hoặc ít đất canh tác, trình độ học vấn của người dân cũng còn hạn chế. Tuy nhiên, với quyết tâm của xã và sự hỗ trợ của các ngành, dự kiến trong năm 2018, xã Phú Tân sẽ có 64 hộ vươn lên thoát nghèo.

Đề cập về chặng đường thoát nghèo bền vững của xã trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Tân Phan Ngọc Nhất mong muốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện quan tâm, hỗ trợ kịp thời để các hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo. Các hộ gia đình được hỗ trợ vốn cũng cần tập trung sản xuất và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ đúng mục đích. Đồng thời, năm 2019 xã sẽ triển khai mô hình tôm - lúa do tổ chức Liên minh Na Uy hỗ trợ…

Báo Ấp Bắc
Đăng ngày 06/10/2018
Văn Thảo
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 03:46 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 03:46 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 03:46 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 03:46 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 03:46 27/11/2024
Some text some message..