Xâm nhập mặn gia tăng dịp Tết Nguyên đán

Thông tin từ Tổng cục Thủy lợi, từ nay đến ngày 24-1-2021, hồ chứa thủy điện trên thượng nguồn sông MeKong sẽ giảm xả nước xuống hạ lưu. Lưu lượng giảm gần 50% so với thời gian trước, lưu lượng xả còn khoảng 1 ngàn m3/s. Việc này sẽ làm tăng tình trạng xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long trong khoảng thời gian từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2-2021. Thời gian ảnh hưởng lớn nhất từ ngày 8 đến 16-2-2021, ngay dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu. Dự báo ranh mặn 4‰ vào sâu ở các cửa sông Cửu Long từ 50 - 70km.

Xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn tăng cao

Trước dự báo trên, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu, các cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND huyện, thành phố khẩn trương, chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó với tình hình độ mặn trên các công trình chính đang tăng cao và xâm nhập sâu. Tăng cường cảnh giác, nghiêm túc triển khai thực hiện các biện pháp phòng tránh, ứng phó; thực hiện tích trữ tối đa nguồn nước ngọt vào hệ thống công trình thủy lợi, hồ chứa, bên trong các đập tạm… từ nay đến cuối tháng 1-2021, nhằm phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho người dân.

Các đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh chuẩn bị sẵn sàng phương án đảm bảo cấp nước ngọt; tiếp tục phối hợp với địa phương đắp đập tạm; vận chuyển nước ngọt để phục vụ trong giai đoạn mặn diễn biến gay gắt; vận hành các hệ thống lọc nước mặn RO đã được trang bị trong khoảng thời gian dự báo ảnh hưởng lớn.

Tăng cường quan trắc, theo dõi độ mặn; có phương án bảo vệ sản xuất cụ thể đối với từng khu vực, nhất là các huyện Chợ Lách, Châu Thành, Mỏ Cày Bắc…; duy trì các điểm đo độ mặn tập trung để kịp thời khuyến cáo người dân lấy, trữ nước khi độ mặn ở mức cho phép. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động mỗi hộ gia đình tiếp tục tích trữ tối đa nguồn nước ngọt; khuyến cáo người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; hướng dẫn một số biện pháp phòng chống, ứng phó xâm nhập mặn, mức độ chịu mặn đối với các loại cây trồng phổ biến của người dân lấy nước tưới phù hợp.

Báo Đồng Khởi
Đăng ngày 18/01/2021
Ph. Hân
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 08:51 15/12/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm
• 08:51 15/12/2024

VietShrimp 2025: Những vấn đề nóng hổi ngành tôm Việt Nam trên bàn Hội thảo

“Xanh hóa vùng nuôi” sẽ là chủ đề chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025. Hội chợ quy tụ những doanh nghiệp hàng đầu của ngành tôm Việt Nam – mang tới các giải pháp công nghệ tiên tiến, những mô hình nuôi hiện đại nhằm đẩy nhanh quá trình xanh hóa vùng nuôi tôm.

Vietshrimp 2025
• 08:51 15/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 08:51 15/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 08:51 15/12/2024
Some text some message..