Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long tăng dần từ ngày 11-1

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, từ ngày 11 đến 20-1, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long có xu thế tăng dần và đạt mức cao nhất tuần vào ngày 14 đến 16-1, sau đó giảm chậm.

Xâm nhập mặn.
Xâm nhập mặn càng càng sớm, nhanh và sâu.

Dự báo, từ ngày 11 đến 17-1, ở thượng nguồn sông Mê Kông và khu vực Nam Bộ sẽ phổ biến ít mưa, ban ngày có nắng. Nền nhiệt độ thấp nhất ban đêm phổ biến 20-23 độ C, riêng ở miền Đông Nam Bộ có nơi thấp hơn 19-21 độ C; nhiệt độ cao nhất dao động trong khoảng 29-32 độ C, có nơi cao hơn. Khoảng từ ngày 18-1, khu vực miền Đông Nam Bộ có khả năng xuất hiện mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa với lượng khá tập trung ở khu vực ven biển Đông Nam Bộ.

Mực nước các trạm trên dòng chính sông Mê Kông biến đổi chậm với xu thế giảm dần, mực nước các trạm thượng lưu ở mức thấp hơn TBNN từ 0,1-1,0m, mực nước các trạm trung, hạ lưu ở mức cao hơn TBNN từ 0,1-0,2m. Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu biến đổi chậm theo triều. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,75m; tại Châu Đốc 1,90m, cao hơn TBNN cùng kỳ từ 0,3-0,5m.

Từ ngày 11 đến 20-1 xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long có xu thế tăng dần và đạt mức cao nhất tuần vào ngày 14 đến 16-1, sau đó giảm chậm. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 1-2020. Mức độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long ở mức cấp độ 1.

Trong thời kỳ này, các địa phương cần chủ động đo độ mặn trước khi tích trữ nước ngọt phục vụ nông nghiệp và dân sinh.

Ngoài ra, theo các chuyên gia dự báo, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2020-2021 sẽ ở mức cao hơn TBNN, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019-2020; các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 2 (từ ngày 10 đến 15-2 và từ 26-2 đến 2-3), tháng 3 (từ  ngày 12 đến 16-3 và từ 25 đến 29-3); riêng các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3, 4 (từ ngày 9 đến 14-4 và  từ 24 đến 28-4), sau giảm dần.

Tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Kông, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng đồng bằng Nam Bộ cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.

Nhân Dân
Đăng ngày 11/01/2021
A.N
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 15:33 08/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 15:33 08/01/2025

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 15:33 08/01/2025

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 900 tàu cá trong năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 4511/QĐ-UBND ngày 28/12/2024 phê duyệt danh sách tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

Ngư dân
• 15:33 08/01/2025

Biện pháp an toàn sinh học trong nuôi tôm

Nuôi tôm an toàn sinh học là giải pháp đã và đang được nhiều địa phương trên cả nước áp dụng, đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mầm bệnh. Đây là hướng đi hiệu quả và bền vững mà ngành tôm đang hướng tới trong tương lai.

Người dân
• 15:33 08/01/2025
Some text some message..