Xây dựng Luật Thủy lợi để bảo về tài nguyên nước

Đứng trước nhiều thách thức trong quản lý nguồn nước và việc suy thoái hệ thống sông ngòi, Bộ NNPTNT đang xây dựng Dự thảo Luật Thủy lợi để thống nhất quản lý nguồn nước, giúp người dân có ý thức sử dụng tài nguyên quý giá này.

tài nguyên nước
Bảo vệ tài nguyên nước là bảo vệ cuộc sống

Ngành Thủy lợi không chỉ cấp nước cho sản xuất nông nghiệp mà còn cho các ngành khác và tiêu thoát úng cho khu vực các đô thị. Tuy nhiên, hiện nay ngành Thủy lợi nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức, như chưa có tiêu chuẩn thủy lợi nội đồng nên mỗi địa phương làm một kiểu; nguy cơ suy thoái hệ thống sông ngòi, đê sông, lòng sông cao do tình trạng bồi lắng, khai thác cát quá mức và tác động của biến đổi khí hậu. Hơn nữa an toàn hồ đập cũng đang bị đe dọa.

Hiện cả nước có gần 7.000 hồ đập lớn nhỏ. Cùng với đó, các công ty quản lý được giao tài sản đất, nước tương đối lớn nhưng cơ sở vật chất nghèo nàn, trong khi vai trò quản lý của các cơ quan Nhà nước còn mờ nhạt. Các khu vực có nguy cơ cao là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

Tại Lễ kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống ngành thủy lợi Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2013) do Hội Thủy lợi Việt Nam tổ chức ngày 27/8, GS.TS Vũ Trọng Hồng-Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam cho biết, trong những năm qua, ngành thủy lợi đóng vai trò rất quan trọng tới kết quả chung của toàn ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa gạo, thủy sản. Bình quân mỗi năm, các hệ thống thủy lợi đã cung cấp trên 72 tỷ m3 nước cho tưới cho sản xuất lúa và hơn 12 tỷ m3 nước phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Mặc dù được đánh giá là quốc gia có lượng nước phong phú với 853 tỷ m3 nước qua lãnh thổ, tuy nhiên, chỉ 40% nguồn nước trên là do trong nước tạo ra, còn lại 60% là nguồn nước từ nước ngoài chảy vào, điều này khiến nước ta phụ thuộc lớn vào các quốc gia ở thượng nguồn. Hơn nữa, nguồn nước ngày càng ô nhiễm, công tác quản lý tài nguyên nước chưa thực sự thống nhất giữa các bộ ngành đang là những thách thức đối với tài nguyên vô giá này.

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hoàng Văn Thắng, đứng trước những thách thức về sử dụng và quản lý nguồn nước, hiện nay Bộ đang phối hợp với các ngành xây dựng Dự thảo Luật Thủy lợi. Đồng thời chỉ đạo xây dựng quy hoạch thủy lợi gắn với việc chống lũ, đề án nâng cao năng lực tưới cho các hệ thống thủy lợi, nâng cao năng lực quản lý của các công ty thủy lợi; phát triển các tổ chức thủy nông cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới và Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó, chú ý tới cải tiến phương pháp tưới tiết kiệm nguồn nước và nâng cao hiệu quả cấp nước sạch nông thôn.

Báo Điện tử chính phủ
Đăng ngày 29/08/2013
đỗ hương
Kinh tế

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 22:37 17/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 22:37 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 22:37 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 22:37 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 22:37 17/11/2024
Some text some message..