Xây dựng thương hiệu tôm Việt

Nhiều năm qua, ngành thủy sản nước ta đạt nhiều thành tựu quan trọng. Trong đó, nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật, mở rộng diện tích sản xuất, nghề nuôi trồng thủy sản đóng góp lớn sào sự gia tăng nhanh chóng về năng suất, sản lượng và trở thành một trong những ngành hàng chủ lực xuất khẩu.

chế biến tôm
Chế biến tôm xuất khẩu ở Sóc Trăng.

Theo Tổng Cục Thủy sản, hơn 35 năm qua, diện tích nuôi trồng thủy sản nước ta tăng đều đặn qua từng năm. Từ năm 1981 với 230.000ha đến nay diện tích nuôi đã đạt hơn 1 triệu ha. Trong đó, đáng chú ý diện tích nuôi thủy sản ở vùng mặn, lợ tăng lên, nhất là vào thập niên 1990, nuôi tôm xuất khẩu tăng nhanh, hiệu quả kinh tế có bước nhảy vọt. Song song đó, thành quả xuất khẩu thủy sản rất ấn tượng, đặc biệt là ngành hàng tôm không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu có giá trị cao. Tuy nhiên, khi nhận diện thị trường ngành hàng đủ lớn mạnh, để tăng sức cạnh tranh trên thương trường, đa số các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cho rằng, cần xây dựng thương hiệu tôm Việt Nam.

Chính phủ chỉ đạo xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực tôm Việt Nam được đông đảo cộng đồng doanh nghiệp đồng tình, hoan nghênh, như hiện nay đang làm cho gạo. Thế nhưng, có ý kiến so sánh, gạo dễ xây dựng thương hiệu hơn, vì có tiêu chuẩn chung khi xuất khẩu và chỉ khác nhau về cách đóng gói. Bộ tiêu chuẩn chỉ "chuẩn" khi có cơ sở xây dựng chuẩn "giống lúa". Có thể dễ nhìn "nút thắt" của bộ chuẩn làm thương hiệu gạo là giống lúa. Trong khi so với ngành hàng tôm, con tôm có nhiều chi tiết hơn. Nhìn toàn diện, chọn loài tôm nào, trong khi nuôi tôm ở nước ta hiện có tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng? Về con giống, chọn giống tôm nào? Hiện nay, nuôi tôm ở nước ta đã có giống và chủ động khâu sản xuất giống chưa? Đó là chưa nói đến trong quá trình nuôi, kiểm soát chất lượng thức ăn, thuốc thú y thủy sản và thu hoạch, sơ chế, bảo quản đảm bảo tôm sạch theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm quốc tế.

Thời gian qua, người nuôi tôm ở ĐBSCL chủ yếu nhập và mua tôm giống về nuôi. Giống của các công ty sản xuất lớn có phẩm chất khác nhau. Thực tế vừa qua, nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức quảng canh, người nuôi tôm có kinh nghiệm ở Sóc Trăng, cho rằng: Chọn tôm giống có khả năng tăng trưởng, trọng lượng tới 40gr. Nếu chọn tôm giống trôi nổi của nhiều cơ sở không có tên tuổi uy tín là khó đạt hiệu quả. Theo ý kiến của một số doanh nghiệp có vùng nuôi tôm tôm thẻ chân trắng, đề xuất: Cách tốt hơn là chúng ta có con giống gia hóa có tính trội làm con giống. Vì khi chúng ta xây dựng thương hiệu tôm trên nền tảng con giống mang thương hiệu của công ty nào đó đã nổi tiếng (ở nước ngoài hoặc liên doanh nước ngoài tại Việt Nam), nếu công ty đó bị sự cố người tiêu dùng tẩy chay toàn bộ sản phẩm thì con tôm Việt Nam đã (vô hình trung) cũng bị tẩy chay theo.

Những năm trước đây ở Bán đảo Cà Mau có một số diện tích mặt nước nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng được công nhận là tôm organic. Tôm nuôi sinh thái trong đất rừng được khách hàng các nước EU mua giá cao hơn gấp rưỡi so với tôm nuôi thông thường. Hiện nay, nước ta có tôm nuôi quảng canh theo mô hình tôm-cá, tôm-lúa... Tuy sản lượng không nhiều, khoảng 300-500 kg/ha/năm nhưng đây chính là ưu thế có thể xây dựng, quảng bá hình ảnh tôm sạch thân thiện môi trường.

Bên cạnh đó, thời gian gần đây, người nuôi tôm ở vùng ven biển Sóc Trăng, Bạc Liêu còn nuôi thâm canh, sử dụng mô hình nuôi có vi sinh (nuôi biofloc) như Indonesia (lấy nước biển, sạch, an toàn) đang được các cơ quan chức năng khuyến cáo. Tuy vậy, tôm nuôi thâm canh trong vùng còn tùy thuộc vào thực tế vùng nuôi, đòi hỏi điều kiện kiểm soát môi trường nước nuôi tôm thật tốt.

Theo các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm có sản lượng lớn ở vùng Bán đảo Cà Mau, hiện nay, tôm Việt Nam xuất khẩu có 3 thị trường lớn là EU, Nhật Bản, Mỹ. Về quy cách chế biến, mỗi thị trường có sở thích mẫu mã chế biến khác nhau, việc kiểm soát phụ gia cũng khác nhau. Do đó, cách đơn giản hơn, dễ làm hơn nhưng cần có thời gian dài mới thành hiện thực. Đó là quảng bá xây dựng thương hiệu con "Tôm Việt Nam sạch, thân thiện môi trường". Thêm nữa, ý kiến của một doanh nghiệp trong ngành hàng xuất khẩu thủy sản tại Sóc Trăng, cho rằng: Sự đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp chế biến thực hiện đúng bộ "chuẩn" để từng bước tạo dựng thương hiệu tôm Việt cũng là vấn đề phải được cam kết, đồng thuận.

“Hiện nay, cái thiếu lớn nhất của doanh nghiệp chế biến là nguồn tôm nguyên liệu được nuôi theo công nghệ cao để sản phẩm tinh chế có màu sắc đỏ đẹp tự nhiên và đặc biệt là không có dư lượng chất cấm theo quy định của nước nhập khẩu. Tôm nuôi đạt chất lượng đều được doanh nghiệp mua với giá cao hơn từ 5% trở lên so với thị trường. Do đó, ngành chức năng cần sớm nghiên cứu, đưa ra quy trình nuôi tốt hơn để khuyến cáo người nuôi. Bởi chỉ có nguồn tôm nguyên liệu tốt mới xây dựng hình ảnh tôm Việt Nam tốt hơn, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm tinh chế trên thị trường”.

Ông Võ Văn Phục, Giám đốc Cty CP Thủy sản sạch Việt Nam

Báo Cần Thơ, 27/11/2016
Đăng ngày 28/11/2016
Bài, ảnh: Hữu Đức
Kinh tế

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 10:45 17/01/2025

So sánh giá tôm thẻ tại các thị trường hiện nay

Thị trường tôm thẻ chân trắng quốc tế thường biến động mạnh mẽ, đặc biệt vào dịp cuối năm và đầu năm mới khi nhu cầu tăng cao tại các thị trường lớn. Bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ so sánh chi tiết giá tôm thẻ tại các khu vực chính như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và Thái Lan.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:21 16/01/2025

Tôm thẻ Việt Nam trên thị trường quốc tế

Tôm thẻ chân trắng đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật nuôi trồng ngày càng cải tiến, và chiến lược phát triển bền vững, tôm thẻ Việt Nam đang từng bước chinh phục thị trường toàn cầu, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các quốc gia nhập khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 09:56 14/01/2025

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 11:08 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 11:08 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 11:08 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 11:08 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 11:08 19/01/2025
Some text some message..