Xóm ghe Biển Hồ

Nằm nép mình bên dòng sông Hậu, xóm ghe với hơn 200 con người trôi dạt từ Biển Hồ về đây đang phải sống cảnh đời trôi nổi, tạm bợ.

Một gia đình sống trên ghe qua nhiều thế hệ
Một gia đình sống trên ghe qua nhiều thế hệ

Từ Biển Hồ trở về

Chúng tôi đến xóm ghe Biển Hồ (xã Đa Phước, H.An Phú, An Giang) khi trời đã ngả về chiều, ánh nắng vàng vọt len nhẹ qua từng mái “nhà nổi” trên dòng sông Hậu. Nhiều đứa trẻ mình trần trùng trục đang lặn ngụp, vui đùa trong nước lũ. Thỉnh thoảng, có vài đứa nhỏ mặt mũi tèm lem thò đầu qua ô cửa trên ghe ngóng mẹ về.

Tản cư về đây từ năm 1970, gia đình bà Ngô Thị Sa (70 tuổi) quyết định neo ghe cặp ngã ba sông Hậu và “ngụ cư” cho đến tận bây giờ. Sống ở Biển Hồ từ thuở nhỏ, bà Sa cũng quên mất quê quán của cha mẹ mình. Bà kể: “Ông già tui là dân thương hồ, quê ở miệt dưới, chèo ghe lên Biển Hồ thuộc tỉnh Pursat (Campuchia) mua bán cá mắm. Dần dà định cư luôn bên ấy rồi sanh con đẻ cái.

Cuộc sống khó khăn nên cả gia đình lênh đênh trên Biển Hồ giăng câu, thả lưới để kiếm sống qua ngày. Hết mùa cá thì cặp ghe trên bến sông đi cắt lúa mướn. Từ những năm chiến tranh loạn lạc, cả dòng họ tôi mới xuôi dòng Mê Kông trở về quê định cư”.

Tính đến nay, gia đình bà Ngô Thị Sa “cắm sào” ở đây đã hơn 40 năm, cũng là ngần ấy thời gian bà nếm trải cuộc đời lênh đênh trên sông nước. Bà Sa nhớ lại: “Đã nghèo còn mắc cái eo! Đúng vào đêm tản cư, ghe của tui bị chìm, tất cả đồ đạc đều trôi theo dòng nước. Nhưng may mắn nhất là giữ được mạng sống của các con. Lúc đó cũng có hàng chục ghe từ Biển Hồ tản cư về đây giống như tui. Thấy mình đang trong cảnh thắt ngặt, thương tình họ mới quyên góp mỗi người một ít cho mượn tạm mua chiếc ghe khác”.

Xóm ghe Biển Hồ - Ảnh: Trường An

Xóm ghe Biển Hồ - Ảnh: Trường An

Ước vọng lên bờ

Bà Ngô Thị Sa có đến 11 người con; còn cháu, chắt đếm sơ sơ cũng vài chục người. Những năm sống ở Biển Hồ, bà đã mất 4 người con do bất cẩn trong lúc thả lưới. Lúc mới di tản về, cả gia đình bà sống chung trên một chiếc ghe. Về sau các con lập gia đình, ra riêng và cũng mua ghe chắp vá thành căn nhà nhỏ lênh đênh trên sông nước. Chiếc ghe của bà hiện là chỗ ở của gần chục nhân khẩu. Do nhà nghèo, các con đều thất học, chẳng ai biết một chữ bẻ đôi. Chị Nguyễn Thị Chét, con gái lớn của bà Sa, có 2 đứa con đi học đến lớp 5 rồi cũng phải nghỉ giữa chừng. Chỉ mới 42 tuổi mà chị Chét đã có cháu đề huề. “Quanh năm sống bằng nghề chài lưới, xúc cá trên sông, đong gạo từng bữa còn muốn không kham nổi thì lấy đâu lo cho con cái học hành”, chị Chét tâm sự.

Giống như hoàn cảnh của bà Ngô Thị Sa, chị Nguyễn Thị Tuyết (49 tuổi) cũng có đến 9 đứa con, hiện đang sống trong căn “nhà nổi” mái lá rách bươm. Hằng ngày, chị Tuyết phải bươn chải bằng nghề bán vé số kiếm sống qua ngày. Chị Tuyết bùi ngùi: “Trước theo mẹ trôi dạt về đây, cha thì mất sớm, hai mẹ con nương tựa vào nhau để sống. Nay mẹ già yếu phải ráng làm để nuôi mẹ già với 5 đứa con, 3 đứa cháu”. Bình quân mỗi ngày, chị bán được khoảng 200 tờ vé số, kiếm cũng được hơn trăm ngàn đồng. Chỉ tay xuống khoang ghe, chị Tuyết chia sẻ: “Hổm rày chiếc ghe bị vô nước, mẹ tui phải canh để tát nước ra hoài. Chiếc ghe hiện đã cũ mục, có thể chìm bất cứ lúc nào. Nó là tài sản quý nhất của cả gia đình. Nếu mai này nó rệu rã thì biết sống ra sao”.

Hơn trăm con người ở xóm ghe Biển Hồ đang phải vất vả mưu sinh từng ngày. Họ bươn chải bằng đủ thứ nghề, từ giăng câu, thả lưới, xúc cá trên sông đến đưa đò… Mấy năm gần đây, nhiều hộ gia đình đã lên các khu công nghiệp ở Bình Dương để kiếm sống. Sống trên ghe thiếu thốn đủ bề, họ chỉ mong ước được lên bờ, có chỗ để cất nhà ổn định.

Thanh niên
Đăng ngày 14/11/2012
Nông thôn

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 22:11 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 22:11 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 22:11 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 22:11 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 22:11 27/12/2024
Some text some message..