Xử lý hiện tượng hải sản chết bất thường tại các tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ

Từ ngày 06/4/2016 đến nay, đã xảy ra hiện tượng cá nuôi lồng và cá tự nhiên tại các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế bị chết bất thường. Trước tình hình đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Tổng cục Thủy sản và các đơn vị thuộc Bộ thành lập đoàn công tác đến các địa phương để cùng các cơ quan quản lý địa phương lấy mẫu giám sát tìm nguyên nhân và tác nhân làm thủy sản chết hàng loạt một cách bất thường.

ca chet bat thuong

Trong khi chờ kết quả xác định nguyên nhân làm hải sản chết bất thường, để kịp thời xử lý, và khắc phục tình hình, Bộ Nông nghiệp và PTNT, ngày 21/4/2016, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Công văn số 3179/BNN-TCTS gửi UBND các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế về việc xử lý hiện tượng hải sản chết bất thường tại các tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai thực hiện ngay một số nhiệm vụ. Đối với việc xử lý cá chết, nghiêm cấm sử dụng cá chết làm thực phẩm dưới mọi hình thức. Khẩn trương tổ chức thu gom cá chết và tiêu hủy theo quy định để hạn chế ô nhiễm môi trường. Đồng thời tổ chức tuyên truyền để người dân yên tâm, không hoang mang, hướng dẫn người dân phân biệt cá chết bất thường với cá khai thác trên biển và cá nuôi, yêu cầu người dân không thu gom cá chết để tiêu thụ trên thị trường gây ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các địa phương cần phối hợp với các cơ quan Trung ương để lấy mẫu xác định nguyên nhân cá chết, đề xuất các biện pháp khắc phục và thông báo kịp thời để người dân biết. Thống kê thiệt hại, khôi phục sản xuất và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chủ động bố trí kinh phí địa phương đẻ xử lý, áp dụng các chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả theo quy định.

UBND các tinh chỉ đạo các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản hướng dẫn người nuôi thường xuyên theo dõi các đối tượng nuôi thủy sản để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất lợi của môi trường nuôi. Tạm thời chưa thả giống, không lấy nước vào bè nuôi, ao đầm nuôi ven biển vùng bị thiệt hại trong khi chờ xác định nguyên nhân. Cần chuẩn bị tốt con giống, vệ sinh lồng bè, ao đầm nuôi, chú trọng quan trắc môi trường và chất lượng nước để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường trước khi cấp nước vào các ao/đầm nuôi trồng thủy sản ven biển.

Fistenet, 22/04/2016
Đăng ngày 23/04/2016
Ngọc Hà
Nuôi trồng

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:37 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 09:55 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 09:46 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 10:44 03/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 04:05 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:05 05/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 04:05 05/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 04:05 05/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 04:05 05/12/2024
Some text some message..