Xử lý nước thải ao nuôi bằng công nghệ điện hóa - siêu âm

Nhằm đáp ứng quy chuẩn ngày càng khắt khe trong nuôi trồng thâm canh và siêu thâm canh, nhiều công nghệ xử lý nước ra đời, trong đó tối ưu nhất hiện này chính là công nghệ điện hóa - siêu âm.

ao nuôi tôm
Ứng dụng công nghệ điện hóa trong xử lý nước thải như một bước tiến mới trong nuôi trồng thủy sản 4.0. Ảnh: Tepbac

Áp dụng công nghệ điện hóa - siêu âm để xử lý nước, tại sao không?

Công nghệ điện hóa - siêu âm hoạt động theo nguyên lý chuyển hóa mật độ bọt khí của dung dịch điện hóa thành vi bọt khí bằng cách sử dụng chuỗi phản ứng oxy hóa từ nhóm gốc tự do hydroxyl để tạo ra tác động nhanh, mạnh trong thời gian ngắn.

Hiểu nôm na thì công nghệ xử lý nước thải công nghệ cao này là phương pháp tận dụng điện hóa để phân hủy các hợp chất hữu cơ và xử lý các vấn đề độc hại, hợp chất hóa học tồn đọng trong nước thải ao nuôi. Hơn nữa, đây còn là mô hình tuần hoàn, đảm bảo nước trong ao nuôi luôn được làm sạch, không gây ô nhiễm môi trường tự nhiên.

công nghệ điện hóa
Quá trình xử lý điện hóa nước thải diễn ra dưới tác động của dòng điện sử dụng các điện cực hòa tan và không hòa tan. Ảnh minh họa

Sở dĩ đây là phương án xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản tối ưu nhất hiện nay là bởi những ưu việt mà nó mang lại, có thể kể đến như:

- Nước trong ao được xử lý trực tiếp trong ao, có thể tái sử dụng nước đã qua xử lý một cách nhanh chóng, an toàn cho vật nuôi trong trang trại và khu vực lân cận;

- Thay thế hoàn toàn thuốc, hóa chất xử lý nước. Vừa tiết kiệm chi phí đầu vào, vừa hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng sử dụng lạm dụng thuốc;

- Khử độc các chất có hại trong ao, hạn chế mùi khó,… môi trường nước được cải thiện;

- Vận hành thiết bị đơn giản, đầu tư một lần và sử dụng được cho các vụ nuôi sau.

Được ra đời từ năm 2016, công nghệ xử lý nước bằng phương pháp điện hóa - siêu âm cùng lúc xử lý vi khuẩn, đạm hòa tan, xác tảo, khí độc trong suốt vụ nuôi, góp phần làm tăng DO trong nước. Hiện nay, mô hình đã được ứng dụng rộng khắp các tỉnh, chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long như Đồng Tháp, Bến Tre, Kiên Giang,… mang lại hiệu quả kinh tế đáng kinh ngạc cho các trại nuôi. 

nước thải nuôi tôm
Xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản có thể nói là điều kiện tiên quyết để vật nuôi khỏe mạnh. Ảnh: Tepbac

Tầm quan trọng của việc xử lý nước thải ao nuôi 

Xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản từ lâu luôn là nỗi đau đáu trong lòng người nuôi bởi nó luôn tồn tại những bất cập và chiếm một khoảng chi phí không nhỏ để làm sạch và tái sử dụng hoặc thải ra môi trường.

nước thải ao nuôi
Nước thải trong nuôi trồng thủy sản chứa BOD, COD, Nito,… và nhiều vi sinh vật gây bệnh được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Ảnh: Tepbac

Mặc cho cách tính toán lượng thức ăn và máy móc cho ăn tự động vô cùng hiện đại, việc thức ăn dư thừa tồn đọng trong ao như một nguyên nhân tất yếu. Song, hàm lượng đạm chứa trong thức ăn – đặc biệt là thức ăn cho tôm – rất cao, khi tôm, cá ăn không hết hoặc không ăn trong thời gian ngắn, thức ăn sẽ bị hòa tan trong nước, chính điều này đã trở thành một trong những nguyên nhân tác động trực tiếp đến môi trường nước ao nuôi.

Nguyên nhân thứ hai là quá trình vật nuôi chuyển hóa thức ăn, chúng thải ra một lượng không nhỏ amonia (NH3), hydro sulfide (H2S), methane (CH4),… vào nước, cùng với đó là chất thải từ chính chúng, chế phẩm sinh học, xác tảo làm cho nước có màu và mùi rất khó chịu, có thể nói đây là điều kiện thuận lợi để các sinh vật mang mầm bệnh sinh sôi, phát triển.

Ngoài ra, bùn lắng đọng trong ao và trong nguồn nước thải cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Mọi tạp chất trong ao nuôi đều lắng tụ và tồn tại trong bùn thải, nếu không được thu gom và xử lý có bài bản thì không những gây tác hại xấu đến vật nuôi, sản lượng giảm sút mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến các hộ nuôi trong khu vực và môi trường tự nhiên.

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, xử lý nước công nghệ cao bằng điện hóa - siêu âm không chỉ giúp hạn chế xả thải ra môi trường, chi phí thuốc, hóa chất xử lý nước giảm mà còn kéo theo chi phí nuôi thấp hơn. Đây là giải pháp góp phần tăng tỷ lệ thành công mùa vụ lên đến 90%. 
Đăng ngày 04/05/2022
Thảo Ngọc @thao-ngoc
Nuôi trồng

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Biện pháp an toàn sinh học trong nuôi tôm

Nuôi tôm an toàn sinh học là giải pháp đã và đang được nhiều địa phương trên cả nước áp dụng, đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mầm bệnh. Đây là hướng đi hiệu quả và bền vững mà ngành tôm đang hướng tới trong tương lai.

Người dân
• 09:37 08/01/2025

Vai trò của vi khuẩn có lợi trong kiểm soát môi trường nuôi tôm

Việc duy trì một môi trường ao nuôi ổn định và lành mạnh là yếu tố quyết định đến sự thành công của vụ nuôi. Một trong những công cụ hữu hiệu để kiểm soát môi trường là sử dụng vi khuẩn có lợi. Những vi khuẩn này đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái ao nuôi, cải thiện chất lượng nước, và tăng cường sức khỏe của tôm.

Vi khuẩn có lợi
• 09:37 08/01/2025

Làm sao để bể cá luôn sạch và trong vắt

Nuôi cá cảnh là niềm đam mê của nhiều người, không chỉ vì vẻ đẹp mà bể cá mang lại mà còn vì sự thư giãn tinh thần.

Máy lọc
• 10:30 07/01/2025

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 05:32 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 05:32 09/01/2025

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 05:32 09/01/2025

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 900 tàu cá trong năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 4511/QĐ-UBND ngày 28/12/2024 phê duyệt danh sách tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

Ngư dân
• 05:32 09/01/2025

Biện pháp an toàn sinh học trong nuôi tôm

Nuôi tôm an toàn sinh học là giải pháp đã và đang được nhiều địa phương trên cả nước áp dụng, đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mầm bệnh. Đây là hướng đi hiệu quả và bền vững mà ngành tôm đang hướng tới trong tương lai.

Người dân
• 05:32 09/01/2025
Some text some message..