Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng mạnh nhưng nhiều rủi ro

Việc Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu cá tra Việt Nam là một tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp và nông dân trong bối cảnh xuất khẩu sang một số thị trường lớn đều sụt giảm. Nhưng đằng sau sự tăng trưởng này lại có nhiều ý kiến tỏ ra e ngại về những rủi ro vẫn thường thấy trong thương mại với Trung Quốc.

cho cá tra ăn
Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng mạnh, nhưng vẫn còn nhiều lo ngại. Trong ảnh là nông dân nuôi cá tra tại thành phố Cần Thơ đang cho cá ăn Ảnh: Trung Chánh

Số liệu của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy trong 10 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu cá tra vào Mỹ đạt 260,7 triệu đô la Mỹ, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2014; vào EU đạt 246 triệu đô la Mỹ, giảm 15%; xuất khẩu sang ASEAN, Mexico và Brazil cũng lần lượt giảm 1,9%, 10% và 44,5% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, xuất khẩu sang Trung Quốc lại có mức tăng trưởng khá mạnh, có những tháng tăng đột biến. Chẳng hạn, trong tháng 1-2015, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng đến 95,2% so với cùng kỳ năm 2014; các tháng 8, 9 và 10-2015 cũng lần lượt đạt mức tăng 29,6%, 55% và 81,7% so với cùng kỳ.

Ông Võ Hùng Dũng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius), cho biết nếu như năm 2014, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 3-3,5% tỷ trọng toàn ngành, thì 10 tháng đầu năm 2015 ước chiếm đến 10%, và “dự báo cả năm nay Trung Quốc có thể chiếm khoảng 11-12% thị phần xuất khẩu cá tra của Việt Nam”.

Tuy nhiên, đi đôi với việc tăng trưởng nhanh chóng ở thị trường này, một số người trong cuộc lại tỏ ra e ngại về những rủi ro, thay vì vui mừng đón nhận.

Ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Cafatex (Hậu Giang), cho rằng Trung Quốc vẫn chưa mở cửa thị trường cho cá tra Việt Nam, cho nên xuất khẩu sang quốc gia này bằng đường biển phải chịu thuế 13% và chịu kiểm soát sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Còn xuất bằng đường bộ, tức xuất tiểu ngạch, thì không phải chịu thuế cũng như bị kiểm tra, nhưng phải chấp nhận chung chi cho phía Trung Quốc 1.500 đô la Mỹ cho mỗi chuyến hàng.

“Cho nên nếu đối tác bị bắt, nó mất tiền thì mình cũng mất luôn bởi mình bán thiếu cho họ”, ông Kịch cho biết.

Theo ông Kịch, Trung Quốc là thị trường rất lớn, rất hấp dẫn, nhưng khả năng tăng lượng cá tra xuất khẩu lên là không có, ngoại trừ qua đường biên mậu thôi. Nhưng doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu rủi ro rất lớn khi hải quan Trung Quốc “siết”, vì hàng hóa sẽ ứ đọng, thậm chí mất tiền nếu bạn hàng bị bắt”, ông cho biết.

Một thông tin đáng lo khác, ông Nguyễn Hữu Dũng, nguyên Phó chủ tịch VASEP, dẫn một thông tin không chính thức cho rằng cá tra Việt Nam sau khi xuất khẩu sang Trung Quốc đã được thương nhân nước này xuất sang một nước khác với nhãn hiệu của Trung Quốc, trong khi đó cá nheo ở Trung Quốc được nhập khẩu về Việt Nam và xuất đi với nhãn hiệu của Việt Nam.

Trong khi đó, trong một bản tin được đăng tải trên website của VASEP cho biết: “Nếu Trung Quốc nhập khẩu một số sản phẩm cá thịt trắng như cá Cod đông lạnh (HS 030471) để xuất khẩu sang Mỹ, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Canada… cá Aslaka Pollock (HS 030475) xuất khẩu đi Đức, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Ba Lan… và xuất khẩu cá rô phi phile đông lạnh (HS 030461) sang Mỹ, Mexico, Israel, Nga… thì gần 100% khách hàng Trung Quốc nhập khẩu cá tra phục vụ cho tiêu thụ tại thị trường nội địa”.

Ông Võ Hùng Dũng của VN Pangasius, cho rằng chưa nghe thông tin cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc được bán sang nước khác với nhãn hiệu của Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo ông Dũng, nếu Trung Quốc tái xuất cá da trơn mua từ Việt Nam thì cũng là chuyện bình thường, vì Trung Quốc là một nước vừa nhập khẩu thủy sản, vừa xuất khẩu thủy sản tương tự như Việt Nam.

“Ví dụ, chúng ta không có đủ nguồn tôm nguyên liệu, nên phải nhập tôm của các nước khác về rồi chế biến xuất khẩu, thì cái chuyện đó là bình thường trong thương mại quốc tế”, ông cho biết.

TBKTSG Online, 09/12/2015
Đăng ngày 10/12/2015
Trung Chánh
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 07:53 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 07:53 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 07:53 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 07:53 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 07:53 20/04/2024