Xuất khẩu cá tra trước thách thức phải thay đổi

Khoảng hai năm trở lại đây, sản phẩm cá tra của Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn ở thị trường xuất khẩu và nay lại sắp phải đối mặt với những khó khăn từ Mỹ, một trong những thị trường nhập khẩu lớn sản phẩm này của Việt Nam.

Xuất khẩu cá tra trước thách thức phải thay đổi
Dự báo gặp khó khăn ở thị trường Mỹ nên nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sang thị trường khác là Trung Quốc như một cách để bù đắp phần sụt giảm từ thị trường Mỹ. Ảnh: TL

Farm Bill - rào cản kỹ thuật mới?

Cách đây 10 năm, Đạo luật nông nghiệp (Farm Bill 2008) được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đưa ra những quy định theo hướng tăng kiểm tra đối với sản phẩm cá tra nhập khẩu, bao gồm sản phẩm của Việt Nam. Tuy nhiên, phải đến ngày 2-8, xuất khẩu cá tra của Việt Nam mới bị siết chặt khi 100% lô hàng cá tra nhập khẩu vào Mỹ sẽ bị kiểm tra.

Câu hỏi đặt ra là tại sao cần đến 10 năm, Mỹ mới chính thức "nhấn nút" cho vấn đề này?

Một chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp lý giải, theo cam kết của Việt Nam khi đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), đến năm 2018, Việt Nam sẽ là nước có nền kinh tế thị trường nên trong khoảng thời gian này cá tra vẫn có thể bị Bộ Thương mại Mỹ (DOC) áp thuế chống bán phá giá.

Bằng chứng là trong những năm qua, cứ vào tháng 3, DOC đều đưa ra kết quả sơ bộ của đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) và sau đó đến tháng 9 là có kết quả đánh giá cuối cùng. Và thực tế cho thấy nếu năm nào DOC đưa ra mức thuế cao thì giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam vào thị trường này có xu hướng giảm. Tuy nhiên, qua năm 2018, mọi việc sẽ khác nếu Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường như dự kiến, tức là cá tra của Việt Nam không phải bị rào cản về thuế khi xuất vào thị trường Mỹ.

Như vậy, thuế sẽ không còn là công cụ hữu hiệu được sử dụng để "bảo hộ" ngành sản xuất nội địa của Mỹ. Do đó, để tiếp tục "bảo hộ" ngành sản xuất trong nước, cách đơn giản nhất và hiệu quả nhất là dựng lên hàng rào kỹ thuật. Vì thế, sau nhiều năm cá tra của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ bình thường thì đến ngày 2-8 sẽ chính thức bị kiểm tra 100% lô hàng. Hàng loạt tiêu chí sẽ được áp dụng, bao gồm dư lượng đối với các chỉ tiêu kháng sinh (89 chất), thuốc bảo vệ thực vật (108 chất), thuốc nhuộm (4 chất), kim loại (17 chất). Trong trường hợp phát hiện có thể kiểm khẳng định lại để xác định vi phạm.

Theo ý kiến chung của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, đây là những tiêu chí quá khắt khe nếu được áp dụng cho an toàn thực phẩm vì lâu nay, cá tra xuất sang Mỹ vốn đã đáp ứng các tiêu chí về an toàn thực phẩm và do đó, việc Mỹ thực hiện Farm Bill được hiểu như một hàng rào kỹ thuât dưới danh nghĩa bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Mỹ, bảo vệ sản xuất trong nước.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), do thời điểm kiểm tra 100% lô hàng bắt đầu từ 2-8 nên hiện tại chưa thể nói trước điều gì nhưng với những tiêu chí nói trên, cá tra xuất sang Mỹ thời gian tới sẽ gặp những khó khăn nhất định.

Lường trước những khó khăn này nên ngày 19-7, Văn phòng Chính phủ đã có công văn 7569/VPCP-KTTH gửi hai bộ có liên quan là Bộ NN&PTNN và Bộ Công Thương, yêu cầu theo dõi sát tình hình, nghiên cứu và nắm bắt quy định… để chuẩn bị các điều kiện cần thiết nhằm đáp ứng quy định nhập khẩu của Mỹ. Đồng thời, các bộ này cần tìm cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ.

Về phía mình, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, Mỹ là thị trường xuất khẩu cá tra lớn của Việt Nam trong nhiều năm qua nên nếu Farm Bill được áp dụng, trong đó đầu tiên là kiểm tra 100% lô hàng, thì xuất khẩu cá tra sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, về lâu dài Mỹ vẫn là thị trường lớn nên ngành cá tra Việt Nam phải tìm cách khắc phục để đáp ứng các quy định mới vì khách hàng là “thượng đế”.

Bài học từ thị trường EU

Thực tế, trong những năm qua, thủy sản của Việt Nam luôn gặp những rào cản kỹ thuật ở các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU), Úc… Rào cản kỹ thuật sẽ tác động đến giá trị xuất khẩu thủy sản trong một thời gian ngắn nhưng sau đó thì xuất khẩu sang những thị trường lớn bắt đầu tăng trở lại.

Đơn cử, trong năm 2016, thủy sản (trong đó có cá tra) của Việt Nam bị “cảnh báo” ở thị trường EU. Ngay lập tức, giá trị xuất khẩu giảm mạnh. Tuy nhiên, qua năm 2017, xuất khẩu cá tra vào thị trường này đã bắt đầu tăng trở lại.

Lý do là doanh nghiệp thay vì chỉ xuất khẩu phile cá tra với tỷ lệ mạ băng cao đã chuyển sang sản xuất những sản phẩm giá trị gia tăng, có tỷ lệ mạ băng thấp. Theo VASEP, trong 5 tháng đầu năm dù giá trị xuất khẩu cá tra sang EU vẫn giảm nhưng phần giảm nằm ở sản phẩm có tỷ lệ mạ băng 20%, còn những sản phẩm có tỷ lệ mạ băng 0% hay 10% lại tăng và có giá cao hơn 2 lần, đặc biệt là những thị trường từng có truyền thông bẩn, tẩy chay sản phẩm cá tra Việt Nam như Tây Ban Nha, Đức, Pháp đã tiêu thụ mạnh mặt hàng này.

Từ số liệu này, VASEP nhận định, đây chính là cơ sở để doanh nghiệp tính toán lại chiến lược sản xuất kinh doanh theo hướng mở rộng thị phần những sản phẩm có giá trị gia tăng, chất lượng cao, giá bán cao thay vì bán số lượng nhiều, giá thấp.

Quay lại với câu chuyện Farm Bill, việc kiểm tra 100% lô hàng cá tra có thể khiến số lượng cá tra xuất vào Mỹ giảm nhưng nếu lô hàng nào vượt qua những tiêu chí khắt khe nói trên sẽ có thể bán được giá cao như cách mà doanh nghiệp đã làm từ thị trường EU.

Chính vì biết chuyển hướng sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng cao nên trong tuần này, tại thị trường Nhật Bản, cá tra của Việt Nam nằm trong danh sách Top Valu, tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm hàng đầu tại các siêu thị ở Nhật Bản được bày bán tại siêu thị Aeon. Như vậy có thể thấy, nếu ngành cá tra muốn tiếp tục tăng trưởng thì chỉ còn cách phải đi theo hướng giá trị gia tăng để tiếp cận với phân khúc thị trường cao cấp hơn thay vì chỉ tập trung vào phân khúc trung bình, thấp bằng một dòng sản phẩm phile cá tra với tỷ lệ mạ băng 20%.

Tuy dự báo sẽ giảm trong thời gian tới do gặp phải những khó khăn về rào cản thương mại nhưng Bộ NN&PTNT nhận định, do nhu cầu tiêu thụ mạnh của thị trường các nước châu Á, trong đó có sự nổi lên của thị trường Trung Quốc kể từ năm 2016 nên nhìn tổng thể, giá trị xuất khẩu cá tra cả năm nay vẫn ổn định.

TBKTSG
Đăng ngày 27/07/2017
Ngọc Hùng
Kinh tế

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 07:27 13/11/2024

Sức bật của tôm tít: Vũ khí sinh tồn lợi hại dưới đại dương

Tôm tít, loài sinh vật biển với dáng hình nhỏ bé nhưng mang trong mình những khả năng đáng kinh ngạc, được ví như “võ sĩ quyền anh” của đại dương. Cùng khám phá sức bật của tôm tít và bí mật về những cú đấm mạnh mẽ đã giúp chúng nổi danh trong thế giới hải sản.

Tôm tít
• 07:27 13/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 07:27 13/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 07:27 13/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 07:27 13/11/2024
Some text some message..