Xuất khẩu nghêu sang Mỹ giảm

Tổng kim ngạch XK nhuyễn thể 2 mảnh vỏ sang Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2015 đạt 4,86 triệu USD, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2014. Riêng quý 3/2015 kim ngạch đạt 2,24 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2014.

nghêu xuất khẩu

Mỹ hiện NK nghêu từ 18 nước trên thế giới, trong đó Trung Quốc là nước XK nghêu lớn nhất vào Mỹ với khối lượng trong 8 tháng đầu năm 2015 đạt 10.464 tấn, trị giá 21,17 triệu USD, tăng 9,4% về khối lượng và tăng 4,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Canada là nước XK nghêu lớn thứ vào Mỹ với khối lượng 2.268 tấn, trị giá 16,08 triệu USD, tăng 27,9% về khối lượng và tăng 18,01% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Việt Nam là nước XK nghêu lớn thứ 3 vào thị trường Mỹ với khối lượng trong 8 tháng đầu năm 2015 đạt 1.212 tấn, trị giá 3,07 triệu USD, giảm 7,4% về khối lượng và giảm 12,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá trung bình nghêu Việt Nam XK sang Mỹ trong 8 tháng đầu năm nay đạt 2,53 USD/kg, giảm so với mức giá 2,76 USD/kg của cùng kỳ năm 2014.

NK nghêu của Mỹ từ các nước hiện cũng đang có xu hướng chững lại. Trong những năm gần đây nuôi biển của Mỹ phát triển mạnh, tăng trưởng 8%/năm. Sản lượng nuôi trồng thủy sản hiện nay mới chỉ bằng khoảng 20% ​​sản lượng đánh bắt. Năm 2012, nông dân Mỹ sản xuất thủy sản 594 triệu pao thủy sản biển, đạt giá trị 1,2 tỷ USD. Trong giai đoạn 2007- 2012, nuôi trồng thủy sản biển tăng trung bình 8%/năm, nhờ vào sản xuất động vật có vỏ. Các loài thủy sản biển nuôi nhiều nhất ở Mỹ bao gồm hàu (đạt giá trị 136 triệu USD), nghêu (đạt giá trị 99 triệu USD).

Tuy nhiên, hiện nay ngư dân nước này đang đề xuất thay đổi đối với vụ khai thác sò điệp. Theo đó, họđề xuất rút ngắn vụ khai thác và quy định hạn chế khai thác ở một số khu vực  sẽ khôi phục nguồn cung sò điệp trong năm nay.

Trong 8 tháng đầu năm nay, Mỹ NK 16.316 tấn nghêu các loại, trị giá 48,59 triệu USD, tăng 3,3% về khối lượng và tăng 1,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Vasep, 10/11/2015
Đăng ngày 11/11/2015
Ngọc Thủy
Thế giới

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 09:57 14/03/2025

Cá tra Việt Nam liệu có đáng bị xem là thực phẩm “kém chất lượng” ở châu Âu?

Cá tra từ lâu đã là “ngôi sao sáng” trong ngành thủy sản Việt Nam, góp phần đưa tên tuổi nước ta vươn xa trên bản đồ xuất khẩu thế giới.

Cá tra
• 10:05 10/03/2025

Hoa Kỳ: Phí bảo hiểm tăng thúc đẩy sự thay đổi của giá tôm

Thời gian gần đây, giá tôm xuất khẩu của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ các chính sách mới của Hoa Kỳ. Việc áp dụng nhiều khoản phí nhập khẩu đã đẩy chi phí tăng cao, tác động trực tiếp đến giá cả và nhu cầu tiêu thụ tôm Việt Nam tại thị trường này. Bà con nuôi tôm cần nắm rõ những thay đổi này để có hướng thích ứng phù hợp, tránh rủi ro trong xuất khẩu.

Chế biến tôm
• 09:49 26/02/2025

Ngành tôm Ecuador trước thách thức: Trung Quốc giảm nhập khẩu?

Ngành tôm Ecuador đã đạt được nhiều thành tựu nhờ vào thị trường Trung Quốc, nhưng sự phụ thuộc quá lớn vào một đối tác đang dần bộc lộ rủi ro.

Tôm thẻ
• 10:23 21/02/2025

Săn bắt lươn bằng ná trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Nghề mưu sinh hay hành vi vi phạm?

Những ngày gần đây, hiện tượng dùng ná bắn lươn, cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang gây xôn xao dư luận. Hành động này không chỉ vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả người thực hiện lẫn cộng đồng xung quanh.

Người
• 08:21 20/03/2025

Cá hồi có thể chịu được tiếng ồn ở biển không?

Thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cá hồi có khả năng phân biệt được tần số âm thanh từ 100Hz đến 1000Hz, tương đương với một bàn hòa các loại âm tần từ tiếng thúc đầu của cá voi cho đến tiếng động cơ xa xa. Điều này giúp chúng định hướng trong môi trường nước tối tăm, nơi ánh sáng không thể chiếu tới.

Cá hồi
• 08:21 20/03/2025

Bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn gắn với bảo tồn và đa dạng hệ sinh thái

Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất đối với môi trường tự nhiên.

Rừng ngập mặn
• 08:21 20/03/2025

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 08:21 20/03/2025

Gấp rút chuẩn bị cho vụ nuôi thuỷ sản xuân hè 2025: Đảm bảo chất lượng, tăng cường hiệu quả

Ngành nuôi trồng thủy sản đang bước vào giai đoạn quan trọng khi các hộ nuôi đồng loạt cải tạo ao đầm, xử lý môi trường nuôi và sẵn sàng thả giống cho vụ nuôi xuân hè 2025.

Thả giống
• 08:21 20/03/2025
Some text some message..