Xuất khẩu thủy sản 11 tháng 8,27 tỷ USD, cá tra chỉ còn 52% toàn cầu

Số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta năm nay đến hết tháng 11 đạt 8,27 tỷ USD. Sản lượng cá tra chỉ còn chiếm 52% toàn cầu.

Xuất khẩu thủy sản
Xuất khẩu thủy sản có những sự chuyển biến tốt

Tháng 11/2023, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản chính đều tăng so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, cá ngừ tăng 26%, cá tra tăng 12%, tôm tăng 4%, cá biển khác tăng 4%, mực và bạch tuộc tăng 3%. Riêng nhuyễn thể có vỏ, kim ngạch vẫn giảm.  

Dù xuất khẩu thủy sản trong tháng 11 đã tăng so với cùng kỳ nhưng tính chung cả 11 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu mới đạt 8,27 tỷ USD, vẫn giảm 19,2% so với 11 tháng đầu năm 2022. Cụ thể những mặt hàng chính vẫn giảm: Cá tra đạt gần 1,7 tỷ USD, giảm 26,4% so với cùng kỳ; tôm đạt 3,15 tỷ USD, giảm 22,3%; cá ngừ 774 triệu USD, giảm 18,4%; mực, bạch tuộc 607 triệu USD, giảm 13,1%; nhuyễn thể có vỏ hơn 116 triệu USD, giảm 12,3%; nhuyễn thể khác hơn 5 triệu USD, giảm 10,6%; cua ghẹ và giáp xác khác gần 184 triệu USD, giảm 11,9%; các loại cá khác, chủ yếu là cá biển 1,74 tỷ USD, giảm 7,5%.  

Cá phileDo chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, một số mặt hàng xuất khẩu vẫn chưa hồi phục

Về giá, cá tra giảm ở các thị trường chính, nhất là Mỹ và Trung Quốc đã kéo giá trị xuất khẩu cá tra xuống thấp hơn năm 2022. Tuy nhiên, cá tra cũng đang có tín hiệu khả quan ở các thị trường Mexico, Canada, Brazil, Anh… Bên cạnh sản phẩm chủ lực là cá tra phile, các sản phẩm phụ như bong bóng cá tra khô, chả cá tra đang được nhiều thị trường như Mỹ, Trung Quốc, Malaysia, Singapore quan tâm. Đối với tôm, VASEP cho biết bị cạnh tranh gay gắt về giá trong bối cảnh nguồn cung thế giới dư thừa, giá bán hạ.  

Nhận định của VASEP: Với diễn tiến hiện nay, xuất khẩu thủy sản cả năm 2023 ước sẽ đạt khoảng 9 tỷ USD, giảm 18% so với năm 2022. Trong đó, tôm khoảng 3,4 tỷ USD, giảm 21%; cá tra ước 1,8 tỷ USD, giảm 25%; cá ngừ 850 triệu USD, giảm 15%; mực, bạch tuộc ước đạt 660 triệu USD, giảm 14%. 

Dự báo xuất khẩu tôm ​​sẽ cải thiện thời gian tới nhờ lễ Giáng sinh, Tết Nguyên đán, giá có thể tăng khi tổng sản lượng hạ theo mùa. Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đang có xu hướng tăng ở các thị trường EU, Thái Lan, Israel, Mexico, Nga, Hàn Quốc, Phillipin, Nhật Bản. Dù vậy, theo VASEP khó có sự đột phá về doanh số. 

Xuất khẩuDự đoán tình hình xuất khẩu có thể do nhu cầu vào các dịp lễ cuối năm

Với cá tra, phân tích của Bộ NN&PTNT cho hay, đang dần giảm ưu thế trên thị trường toàn cầu. Từ năm 2015 trở về trước, sản lượng cá tra của Việt Nam luôn chiếm trên 99% tổng sản lượng cá tra nuôi toàn thế giới. Thế nhưng năm 2023, sản lượng cá tra của Việt Nam chỉ còn chiếm 52% tổng sản lượng cá tra toàn cầu. Hiện nay, nhiều nước đang đầu tư và mở rộng diện tích nuôi cá tra. 

Thông tin tại Hội nghị Thị trường Thủy sản Toàn cầu (GSMC) mới đây, sản lượng cá tra của Ấn Độ năm 2023 đạt khoảng 668.000 tấn và dự kiến năm 2024 tăng lên 695.000 tấn. Cá tra của Bangladesh năm 2023 gần 500.000 tấn và giữ vững sang năm. Cá tra của Trung Quốc năm 2023 đã đạt 400.000 tấn và sẽ duy trì. Cá tra của Indonesia năm 2023 hơn 224.000 tấn và năm 2024 sẽ tăng lên 229.000 tấn.  

Báo cáo tại GSMC nhận định: Năm 2023 sản lượng cá tra toàn cầu đạt kỷ lục với 3,1 triệu tấn, tăng gần 9% so với 2,9 triệu tấn năm 2022. Dự kiến, năm 2024 sản lượng cá tra toàn cầu sẽ đạt khoảng 3,2 triệu tấn, và Việt Nam nỗ lực mới có thể giữ được tỷ trọng 52% như năm nay. 

Đăng ngày 20/12/2023
Sáu Nghệ

Hiện trạng chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta

Sau bài “Sử dụng phế phụ phẩm thủy sản trên thế giới và nước ta” trên Tép Bạc phản ánh thực trạng thiếu thông tin về lĩnh vực này ở nước ta, Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường cho hay, đã tổ chức điều tra ngành tôm nước lợ và cá tra, vừa có kết quả. Hiện trạng thu gom, bảo quản, vận chuyển và chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta như sau.

Phế phẩm tôm
• 09:00 21/06/2024

Giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm

Nuôi tôm gặp khó khăn lớn là chưa xác định được nguyên nhân chính gây bùng phát dịch bệnh (con giống, môi trường hay thời tiết?) nên việc chẩn đoán nhanh bệnh tôm đang là con đường hạn chế thiệt hại. Một số cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp đã đưa ra giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm được người nuôi áp dụng.

Tôm
• 08:00 16/06/2024

Sử dụng phế phụ phẩm thủy sản trên thế giới và nước ta

Phế phụ phẩm thủy sản là chất thải trong hoạt động xử lý, chế biến tồn tại ở dạng rắn, lỏng, khí; chủ yếu dạng rắn chiếm trên 90% với đầu, xương, da, nội tạng, vây, vẩy, vỏ giáp xác/nhuyễn thể hai mảnh.

Vỏ tôm
• 10:53 11/06/2024

Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản quốc gia

Ngày 9/5/2024, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 389/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại.

Khai thác thủy sản
• 10:36 11/06/2024

Lợi nhuận khủng từ ‘‘mực xà’’ của cư dân biển Quảng Ngãi

Mực xà - cái tên nghe vừa lạ vừa quen, mực xà không chỉ là một loại hải sản phổ biến mà còn là nguồn thu lớn đối với cư dân vùng biển Việt Nam. Với nhiều đặc điểm nổi bật và giá trị kinh tế cao, mực xà đã trở thành một sản phẩm quan trọng trong ngành nghề cá và đóng góp tích cực vào nền kinh tế địa phương.

Mực xà
• 01:16 28/06/2024

Hậu quả của việc sử dụng tôm có dư lượng kháng sinh cao

Trong cuộc sống hiện đại, tôm là một nguồn thực phẩm phổ biến và quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, đã trở thành mối lo ngại lớn.

Thịt tôm
• 01:16 28/06/2024

Dinh dưỡng cho sức khỏe nhờ vào những món ăn từ cá nheo

Từ lâu, cá nheo đã được biết đến là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, cá nheo được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn, góp phần bồi bổ cơ thể và phòng chống nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Cá nheo
• 01:16 28/06/2024

Đen mang trên tôm: Hạn chế nguồn cung hữu cơ

Hiện tượng mang tôm bị đen là một trong những bệnh lý nguy hiểm và phổ biến nhất trong nuôi tôm. Bệnh được gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là Vibrio parahaemolyticus, Vibrio harveyi, hoặc Vibrio alginolyticus. Bệnh có thể lan rộng nhanh chóng và gây tổn thất kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm đen mang
• 01:16 28/06/2024

Bình Định: Một cá thể rùa biển đẻ hơn 400 trứng tại làng chài Nhơn Hải

Vào 0h10 phút ngày 26.6 cá thể rùa biển Vích dài 0.94 m, ngang 0.86 m, nặng hơn 90 kg đã được bấm thẻ với số hiệu VN 1078 trước đó, quay lại bãi biển trước khu dân cư làng chài Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định ) đẻ ổ trứng thứ 4 với khoảng 100 trứng.

Rùa đẻ trứng
• 01:16 28/06/2024
Some text some message..