Đen mang trên tôm: Hạn chế nguồn cung hữu cơ

Hiện tượng mang tôm bị đen là một trong những bệnh lý nguy hiểm và phổ biến nhất trong nuôi tôm. Bệnh được gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là Vibrio parahaemolyticus, Vibrio harveyi, hoặc Vibrio alginolyticus. Bệnh có thể lan rộng nhanh chóng và gây tổn thất kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm đen mang
Khi tôm nhiễm bệnh nặng, các phụ bộ, chân và đuôi cũng bị đen

Đặc điểm

Bệnh đen mang là bệnh thường gặp ở tôm nuôi trong các ao nuôi có môi trường không tốt, mật độ nuôi dày. Môi trường nuôi bẩn có thể làm các mảnh vụn bám vào trong mang tôm làm cho mang tôm có màu đen. 

Nguyên nhân của bệnh đen mang có thể là do trong ao tôm có nhiều chất ô nhiễm hữu cơ do thức ăn dư thừa, tảo tàn, đáy ao có nhiều mùn bã hữu cơ, hàm lượng nitrit, nitrat, và các khí độc amonia, H2S cao. Ngoài ra, còn do pH nước thấp, trong nước nếu có nhiều ion kim loại nặng (nhôm, sắt), muối của chúng kết tụ trên mang tôm làm chuyển màu đen hoặc tôm bị nhiễm nấm Fusarium.

Trong ao nuôi tôm mà có tỷ lệ tôm bị đen mang với số lượng nhiều sẽ làm giảm nghiêm trọng lợi nhuận do giá tôm bị đen mang rất thấp. Tôm nhiễm bệnh có triệu chứng: mang và vùng mô nối mang với thân có màu nâu hoặc đen. Tôm giảm ăn, chậm lớn, nổi đầu do thiếu oxy, bơi lờ đờ trên mặt nước, dạt vào bờ.

Đen mang làm tăng số lần lột xác của tôm, sự lột xác giúp tôm loại bỏ các mang hư hại nhưng nhiễm trùng nhanh chóng trở lại và tiếp tục làm mang tôm bị đen. Đen mang làm tôm suy yếu nhanh chóng, tôm chậm tăng trưởng và có khả năng chịu đựng kém hơn.

Hạn chế nguồn hữu cơ trong ao

Đen mang ở tôm thường xuất phát từ sự tích tụ của các chất hữu cơ phân hủy trong ao nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Những vi sinh vật này không chỉ gây ra các bệnh lý cho tôm mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Để khắc phục tình trạng này, cần quản lý chặt chẽ nguồn cung cấp thức ăn và phân bón hữu cơ vào ao nuôi.

Thức ăn tômĐảm bảo rằng lượng thức ăn được cung cấp vừa đủ, tránh dư thừa để tránh ô nhiễm nước, vi khuẩn sinh sôi lên ao. Ảnh: Tép Bạc

Đầu tiên, cần đảm bảo rằng lượng thức ăn được cung cấp vừa đủ, tránh dư thừa. Thức ăn dư thừa không chỉ làm tăng chi phí mà còn gây ô nhiễm nước, tạo ra môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bên cạnh đó, vi khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân làm mang tôm bị đen. 

Người nuôi hạn chế bổ sung thêm nguồn hữu cơ (cho ăn, xử lý các thuốc, hóa chất hữu cơ, diệt rong tảo); giảm 50% thức ăn trong 2 – 3 ngày, tùy tỷ lệ đen mang trong chài. Cho ăn lượng thức ăn nhỏ, ven bờ trong thời gian ngắn để hạn chế hao tổn ôxy. Trộn kháng sinh hoặc vi sinh vào thức ăn (nếu kết quả cấy khuẩn thấy mật độ khuẩn cao thì nên ăn kháng sinh). Thường xuyên loại bỏ các chất thải hữu cơ như lá cây, cỏ và phân tôm ra khỏi ao để ngăn ngừa sự tích tụ của các chất này. Điều này có thể thực hiện bằng cách sử dụng các dụng cụ thu gom hoặc hệ thống lọc nước hiệu quả.

Ngoài ra, việc duy trì môi trường nước sạch là yếu tố then chốt. Cần kiểm tra chất lượng nước thường xuyên, bao gồm các chỉ số như pH, nồng độ oxy hòa tan, và nồng độ các chất hữu cơ. Sử dụng các biện pháp sinh học như vi sinh vật có lợi để phân hủy chất hữu cơ trong ao cũng là một giải pháp hiệu quả. Các vi sinh vật này có khả năng chuyển hóa các chất hữu cơ thành các chất ít độc hại hơn, giúp cải thiện chất lượng nước và giảm thiểu nguy cơ bệnh tật cho tôm.

Phòng bệnh

- Tẩy dọn ao kỹ trước khi thả tôm. Nếu có thể nên thiết kế hố xiphong để gom bùn thải trong ao và định kỳ xiphong nền đáy.

- Lắng lọc kỹ nước trước khi cấp vào ao nuôi, dùng thuốc diệt cá để diệt vật chủ trung gian mang mần bệnh vào ao nuôi.

- Chọn mật độ nuôi phù hợp với tay nghề và kỹ thuật.

- Kiểm soát tảo trong ao, tránh tảo tàn đồng loạt.

- Tăng cường sục khí để tăng hàm lượng ôxy nhằm phân hủy mùn bã hữu cơ và chất độc. Định kỳ dùng yucca để hấp thụ khí độc cho ao nuôi tôm và tăng liều yucca khi thời gian nuôi càng dài.

- Tránh dư thừa thức ăn, định kỳ dùng men vi sinh để giảm phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ trong ao, giữ đáy ao sạch.

- Bổ sung Vitamin C và men tiêu hóa vào thức ăn.

Đăng ngày 27/06/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Dịch bệnh

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:08 21/01/2025

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:07 21/01/2025

Top 10 loài cá cảnh nuôi trong nhà thu hút tài lộc và may mắn

Không gian sống của bạn sẽ trở nên sinh động hơn khi được tô điểm bởi những loài cá cảnh đẹp với màu sắc nổi bật. Không chỉ đóng vai trò trang trí, việc nuôi cá cảnh trong nhà còn mang ý nghĩa phong thủy, giúp thu hút tài lộc, may mắn, và mang đến sự cân bằng năng lượng cho gia chủ.

Các loài cá cảnh
• 21:07 21/01/2025

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:07 21/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 21:07 21/01/2025

Giá thành thức ăn thủy sản: Cân bằng chi phí và hiệu quả

Nuôi tôm hiện nay chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất, có thể lên tới 50-70%. Do đó, việc cân bằng giữa giá thành và hiệu quả sử dụng thức ăn là yếu tố then chốt giúp người nuôi đạt được lợi nhuận bền vững. Để làm được điều này, người nuôi cần hiểu rõ về cách lựa chọn, sử dụng và quản lý thức ăn sao cho tối ưu.

Thức ăn
• 21:07 21/01/2025
Some text some message..