Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm tài khóa 2018 của Ấn Độ đạt 1.377.244 tấn, so với mức 1.134.948 tấn trong năm tài chính 2017; giá trị xuất khẩu thủy sản tăng 21,35%.
Mỹ và Đông Nam Á là các thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Ấn Độ, theo sau là EU, Nhật Bản, Tây Á và Trung Quốc. “Đối diện với những bất ổn trong thương mại thủy sản toàn cầu, Ấn Độ đã có thể duy trì vị thế làm nhà cung cấp tôm đông lạnh và cá đông lạnh hàng đầu thị trường thế giới. Cùng với các sáng kiến và hỗ trợ chính sách, chúng tôi đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD đến năm 2022”, theo chủ tịch MPEDA A. Jayathilak.
Bất chấp những thách thức liên tục như dư cung phản ánh ở mức tăng trưởng xuất khẩu tôm 2 con số của Ecuador và Argentina năm 2017, nguồn cung tăng từ Việt Nam và Thái Lan, giá tôm thế giới giảm và các vấn đề liên quan đến dư lượng kháng sinh, ngành thủy sản Ấn Độ tiếp tục tăng trưởng tốt.
Tôm đông lạnh tiếp tục đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong gói hàng hóa xuất khẩu thủy sản, chiếm 41% về lượng và 68,46% giá trị xuất khẩu. Xuất khẩu tôm trong năm tài khóa 2017 tăng 30,26% về lượng và 30,1%. Tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Ấn Độ đạt 565.980 tấn, trị giá 4,85 tỷ USD, với Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu tôm đông lạnh lớn nhất của Ấn Độ, theo sau là Đông Nam Á, EU, Nhật Bản, Tây Á và Trung Quốc.
Xuất khẩu tôm thẻ tăng từ 329.766 tấn trong năm tài khóa 2017 lên 402.374 tấn trong năm tài khóa 2018. Mỹ chiếm thị phần 53% trong xuất khẩu tôm thẻ của Ấn Độ. Nhật Bản là thị trường xuất khẩu tôm sú lớn nhất của Ấn Độ, với thị phần 43,18%, theo sau là Mỹ và Đông Nam Á.