Xuất khẩu thủy sản đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết một số nước đã đưa ra các quy định được các doanh nghiệp xuất khẩu xem là rào cản kỹ thuật ảnh hưởng đến xuất khẩu của họ sang những thị trường này.

Xuất khẩu thủy sản đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật
Chế biến các sản phẩm từ cá tra tại Nhà máy thủy sản Ấn Độ Dương. Ảnh: Công Mạo/TTXVN

Cục Thú y cho biết, theo quy định của Chính phủ Úc, tôm xuất khẩu vào thị trường này được phân thành hai loại là tôm chưa qua nấu chín và đã nấu chín. Theo đó, tất cả mặt hàng tôm chưa qua nấu chín phải có nguồn gốc từ quốc gia, lãnh thổ được cơ quan có thẩm quyền của Úc công nhận là sạch các bệnh như đốm trắng, đầu vàng, raura, hoại tử gan do vi khuẩn và bệnh hoại tử gan cấp tính.

Bên cạnh đó, tôm phải được bỏ đầu, bỏ vỏ và tẩm ướp theo quy định của cơ quan có thẩm quyền để dùng làm thực phẩm cho người. Còn tôm đã được nấu chín, phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xuất khẩu rằng đây là sản phẩm phù hợp làm thực phẩm cho người, được kiểm soát trong quá trình chế biến và không có dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm. Như vậy, cũng một sản phẩm tôm nhưng chưa qua nấu chín sẽ do phía Úc cấp phép, còn tôm đã nấu chín lại do cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu đồng ý.

Trong khi đó, tại thị trường Hàn Quốc, đối với những mặt hàng thủy sản nuôi hay đánh bắt khi xuất vào thị trường này phải do Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu cấp, bao gồm cả tôm đông lạnh và ướp lạnh, ngoại trừ tôm bóc vỏ, bỏ đầu; hàu, nhuyễn thể đông lạnh, kể cả hàng xách tay. Cơ quan thẩm quyền của Hàn Quốc sẽ lấy mẫu tự động để kiểm tra sản phẩm có đạt quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) hay không. Quy định có hiệu lực thi hành từ ngày 9-4-2017.

Cũng theo Cục Thú y, thị trường Trung Quốc cũng có những yêu cầu trong việc giám sát và lấy mẫu xét nghiệm các loại mần mầm bệnh trên tôm sú sống vẫn tiếp tục trong tương lai.

Những thị trường khác như Saudi Arabia, Nga, Brazil, Mehico cũng có những quy định cụ thể cho mặt hàng tôm nhập khẩu vào những quốc gia này.

Dù các nước áp dụng những quy định làm rào cản kỹ thuật khác nhau nhưng doanh nghiệp xuất khẩu tôm phải tuân thủ tất cả các quy định của thị trường nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp khi xuất khẩu vào các thị trường khác nhau cần chú ý các quy định này, theo Cục Thý y.

Cục Thú y lưu ý các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần nắm rõ những quy định của OIE, hay các quy định trong Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) gọi tắt là WTO/SPS và của các nước để từ đó, có những kế hoạch xây dựng các sản phẩm đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật của từng thị trường.

TBKTSG
Đăng ngày 14/04/2017
Ngọc Hùng
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:12 29/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 22:12 29/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 22:12 29/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 22:12 29/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 22:12 29/11/2024
Some text some message..