Xuất khẩu thủy sản dự báo quý III đạt khoảng 3 tỷ USD

Thiếu nguyên liệu tôm, hải sản và diễn biến thị trường nửa cuối năm tiếp tục tác động bất lợi nên dự báo xuất khẩu thủy sản quý III sẽ tăng trưởng chậm lại, đạt khoảng 3 tỷ USD.

cá tra đông lạnh
Trong “cơn bão” lạm phát, phi lê cá tra đông lạnh có nhiều lợi thế.

Năm 2022 dự báo mưa sớm, thời tiết không quá lạnh ở đầu năm, nên các hộ nuôi tôm thả nuôi sớm, thu hoạch sớm tranh thủ cơ hội về thời tiết và nhất là giá cả đang rất tốt. Tuy nhiên, dịch bệnh, chất lượng tôm giống đã ảnh hưởng đến kết quả thả nuôi.

Thiếu nguyên liệu, xuất khẩu tôm vẫn tăng 10% nhờ chế biến sâu

Theo TS. Hồ Quốc Lực - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Chủ tịch HĐQT FIMEX, có 3 nguyên nhân dẫn đến thiếu tôm nguyên liệu: Dịch bệnh, chất lượng tôm giống và nguồn nước. Dù vậy, xuất khẩu tôm năm 2022 dự báo vẫn tăng 10% so với năm 2021.

Năm nay, vụ chính tôm bị nhiễm vi bào tử trùng làm tôm chậm lớn, hao tốn nhiều thức ăn, có nơi còn bị bệnh phân trắng và virus đốm trắng khiến không ít hộ nuôi phải thu hoạch sớm tránh thiệt hại. Mặt khác, chất lượng tôm giống năm nay thua năm rồi.

Ngoài nguyên nhân lo ngại dịch bệnh, chất lượng con giống, người nuôi còn gặp tình huống thất thường là độ mặn nước nuôi tôm ở một số khu vực thuộc hạ lưu, chi lưu sông Cửu Long gần như không còn.

“Cuối năm nay, nguồn tôm nguyên liệu sẽ không dồi dào và chắc chắn giá cả vẫn duy trì mức cao. Đây là động lực cho các hộ nuôi có năng lực và điều kiện thực tế. Dù sản lượng không tăng hoặc tăng nhẹ và giá thị trường thế giới không tăng, nhưng doanh số xuất khẩu tôm chắc chắn hơn năm rồi khoảng 10%.

Doanh số xuất khẩu tăng, do các doanh nghiệp tôm tập trung vào mảng sản phẩm chế biến sâu, có giá bán cao hơn, và giá bán tăng một phần do chi phí vận chuyển tăng”, Chủ tịch HĐQT FIMEX nhấn mạnh.

Xuất khẩu thuỷ sản tháng 7 chững lại, xuống dưới 1 tỷ USD

Bà Lê Hằng - Phó giám đốc Trung tâm VASEP.PRO cho biết, sau khi tăng nóng từ 39% - 62% trong 4 tháng đầu năm, từ tháng 5 xuất khẩu thuỷ sản đã có dấu hiệu hạ nhiệt và tăng 34%, qua tháng 6 chỉ tăng 18%. Sang tháng 7, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục chững lại với giá trị xuất khẩu hơn 970 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 4% so với tháng 6/2022.

Nguyên nhân xuất khẩu giảm tốc từ tháng 5 là do thời tiết bất lợi, mưa sớm hơn so với mọi năm làm ảnh hưởng đến sản lượng thủy sản, gây ra dịch bệnh trên tôm nuôi khiến sản lượng giảm, trong khi nguồn tôm dự trữ năm ngoái cũng đã cạn dần.

Dẫn đến xuất khẩu tôm trong tháng 6 giảm 1% so với cùng kỳ năm trước. Sang tháng 7, xuất khẩu tôm tiếp tục giảm gần 13% đạt 385 triệu USD. Luỹ kế 7 tháng, xuất khẩu tôm mang về 2,65 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sản xuất tôm trong nước và nhu cầu tôm thế giới được dự báo là không khả quan trong nửa cuối năm. Nguồn cung tôm của các nước sản xuất tăng mạnh, lượng nhập khẩu của các thị trường chính như Mỹ, EU tăng trong nửa đầu năm dẫn đến lượng tồn kho tăng, và nhu cầu chững lại trong nửa cuối năm.

Trong khi đó, sản xuất tôm trong nước đang gặp khó khăn do thời tiết và các chi phí quá cao, nên tôm nguyên liệu tiếp tục thiếu hụt trong nửa cuối năm.

Cá tra có nhiều lợi thế trong "cơn bão" lạm phát

Không như mặt hàng tôm, nguyên liệu cá tra không phải là vấn đề lớn, nhưng nhu cầu nhập khẩu có xu hướng chững lại ở một số thị trường. Xuất khẩu cá tra đã tăng trưởng chậm lại trong quý 2/2022. Sang tháng 7, xuất khẩu cá tra đạt 197 triệu USD, tăng 56%, luỹ kế hết tháng 7/2022, đạt trên 1,6 tỷ USD, tăng 79% so với cùng kỳ năm 2022.

“Khi lạm phát lên quá cao ở nhiều thị trường và xu hướng tăng giá xuất khẩu của các nước, nhu cầu của người tiêu dùng sẽ thay đổi, họ sẽ thắt chặt chi tiêu và chuyển sang các sản phẩm có giá phù hợp như cá tra phile đông lạnh hoặc chả cá, surimi, cũng như một số sản phẩm đông lạnh khác…”, bà Lê Hằng nhận định.

Tính đến hết tháng 7/2022, xuất khẩu cá ngừ tăng 53% đạt 641 triệu USD, xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng 31% đạt 417 triệu USD và các loài cá biển khác tăng 16% đạt trên 1,1 tỷ USD. Như vậy, xuất khẩu cá ngừ, cá biển khác và mực, bạch tuộc vẫn giữ được mức tăng trưởng cao từ 3744% trong tháng 7.

“Tồn kho tăng cùng với lạm phát đã tác động đến nhu cầu nhập khẩu của Mỹ từ tháng 6, khiến xuất khẩu sang thị trường này giảm 8% trong tháng 6, và giảm sâu 23% trong tháng 7. Luỹ kế 7 tháng, xuất khẩu sang Mỹ đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu thủy sản sang EU vẫn giữ tăng trưởng 28% trong tháng 7, luỹ kế 7 tháng đạt 829 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2021. Sau 7 tháng đầu năm, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc đã chạm mốc 1 tỷ USD, tăng 71% so với cùng kỳ năm ngoái.

Song, khan hiếm nguyên liệu tôm và hải sản sẽ tiếp tục chi phối đến kết quả xuất khẩu trong quý III. Do vậy, quý III sẽ tăng trưởng chậm hơn so với quý 2 và quý 1, ước đạt khoảng 3 tỷ USD”, bà Lê Hằng dự báo.

Thế Giới Tiếp Thị
Đăng ngày 10/08/2022
Nguyễn Huyền
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 18:31 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 18:31 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 18:31 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 18:31 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 18:31 20/04/2024