Theo báo cáo, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nga trong tháng 3 và tháng 4 đã giảm, lần lượt là 86% và 46%. Vì chiến sự giữa Nga-Ucraine đã khiến cho việc vận tải hàng hóa bị tắc nghẽn, thanh toán thương mại trở nên khó khăn. Tuy nhiên từ tháng 5, xuất khẩu thủy sản sang Nga đã hồi phục dần dần xuất khẩu đã đảo chiều, tăng 36% trong tháng 7 và tháng 8 đã tăng mạnh tới 98%.Tính đến hết tháng 8/2022, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nga đã đạt trên 94 triệu USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện tại, cá tra vẫn là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Nga, chiếm 22% tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu, thu được gần 21 triệu USD trong 8 tháng đầu năm nay, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cá tra phile đông lạnh chiếm khoảng 75%, cá tra nguyên con chiếm khoảng 14%, cá tra cắt khúc chiếm 11%.
Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nga. Ảnh: vov.vn
Trong khi đa số sản phẩm thủy sản sang Nga đều sụt giảm, thì xuất khẩu cá chỉ vàng, cá ngừ, cá cơm sang thị trường này vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định. Trong đó, xuất khẩu cá ngừ tăng 97% đạt gần 16 triệu USD, cá chỉ vàng tăng 6% đạt 14.6 triệu USD, cá cơm tăng 27% đạt 6 triệu USD. Đây là các tín hiệu tốt cho thấy việc xuất khẩu thủy sản của nước ta sang thị trường Nga đang dần hồi phục.
Theo Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nga cho biết, khi chiến sự Nga – Ukraine xảy ra, hệ thống ngân hàng Nga bị phong toả, đồng Rúp bị mất giá, kinh tế Nga đã có nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, phía Nga đã nhanh chóng có những động thái để giữ ổn định nguồn ngoại tệ. Tuy đã bị lệnh trừng phạt kinh tế từ nhiều nước G7 nhưng hàng hoá tại thị trường Nga vẫn khá ổn định vì Nga vẫn còn rất nhiều thị trường khác. Theo một tài liệu của Bộ Kinh tế Nga do hãng tin Reuters thu thập được, Nga dự kiến thu 337,5 tỷ USD từ xuất khẩu năm lượng trong năm 2022, tăng 38% so với năm 2021. Năm 2021, thặng dư thương mại của Nga khoảng 70 tỷ USD,và trong năm 2022 thì thặng dư được dự báo còn lớn hơn năm vừa rồi. Vấn đề thanh toán khi xuất khẩu sang Nga sẽ không còn khó khăn với dư địa thị trường được dự báo là sẽ còn lớn hơn năm vừa rồi
Bên cạnh đó, việc vận tải hàng hoá từ Việt Nam sang Nga đã thuận lợi hơn. Hiện nay tập đoàn vận tải Nga đã mở tuyến vận tải thẳng từ Tp Hồ Chí Minh - Hải Phòng - Vladivostok và đã có một số hãng tàu khác chạy tuyến mới, giúp cho việc vận chuyển hàng hóa trở nên nhanh hơn, với thời gian vận chuyển ngắn hơn. Bên cạnh đó còn có thêm hệ thống vận tải đường sắt hỗ trợ cho giao thương với Nga, giúp cho việc vận tải hàng hóa trở nên đa dạng hơn và dễ dàng hơn.
Vận tải hàng hóa tại cảng. Ảnh: Báo Thanh tra
Với những ưu đãi về thuế quan sau khi nước ta kí kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Liên minh Kinh tế Á - Âu (VN- EAEUFTA) vào năm 2015, hiện tại hàng thủy sản của Việt Nam đang có khả năng cạnh tranh lớn tại thị trường kinh tế này, nhất là thị trường Nga.
Bên cạnh Nga, ngành thủy sản Việt Nam cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào các nước như Anh, Bỉ, Nhật Bản... Theo thống kê của ITC, trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Anh đạt 2,3 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 5 của Anh, đạt 161,79 triệu USD, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Anh trong 6 tháng đầu năm 2022 là 7%, tăng mạnh so với mức 6,4% trong 6 tháng đầu của năm 2021.