Xuất khẩu thủy sản sang Úc, rất cần gỡ bỏ rào cản kiểm dịch

Úc là thị trường đầy tiềm năng cho XK thủy sản Việt Nam. Thông tin từ Lãnh sự quán Việt Nam tại Sidney cho thấy nếu gỡ bỏ được rào cản kiểm dịch, XK thủy sản Việt Nam (nhất là XK tôm) sang Úc hoàn toàn có thể tăng mạnh trong thời gian tới.

tom su viet nam
Tôm sú Việt Nam được ưa chuộng ở Úc.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, Phó Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney phân tích, Úc là thị trường rất tiềm năng cho XK thủy sản của Việt Nam.

Trước hết là sự chênh lệch cung – cầu khá lớn ở nước này. Mỗi năm, sản lượng thủy sản nội địa của Úc từ 220.000-280.000 tấn (gồm cả đánh bắt và nuôi trồng), mà khoảng một nửa trong đó lại được XK. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở nước này vào khoảng 1 triệu tấn/năm. Sản lượng thủy sản nội địa của Úc lại đang có xu hướng giảm do nước này có chủ trương giảm đánh bắt trên biển để bảo vệ môi trường.

Chính vì vậy, nhu cầu NK thủy sản của Úc đang tăng mạnh. Nếu như năm 2011, giá trị NK thủy sản của Úc là 868 triệu USD, thì năm 2014 đã tăng hơn 2 lần lên 1,9 tỷ USD. Năm 2015, giá trị NK thủy sản của Úc tuy bị giảm mạnh xuống còn 1,6 tỷ USD, nhưng chủ yếu là do giá thủy sản giảm mạnh và ảnh hưởng bởi khó khăn chung của thị trường thủy sản thế giới, vì lượng thủy sản NK giảm không nhiều so với năm 2014.

Việt Nam đang đứng hàng thứ 4 trong số những nước XK thủy sản vào Úc, sau Thái Lan, Trung Quốc và New Zealand. Năm 2015, giá trị XK thủy sản của Việt Nam sang Úc đạt 117 triệu USD, chiếm 11,2% tổng giá trị NK thủy sản của nước này. So với Thái Lan, giá trị thủy sản Việt Nam XK sang Úc chưa bằng một nửa. Do đó, dư địa để Việt Nam gia tăng XK thủy sản sang Úc còn khá lớn.

Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, để đẩy mạnh XK thủy sản sang Úc, trước hết cần dỡ được rào cản kiểm tra virus đốm trắng, đầu vàng đối với tôm. Hiện nay, tôm đang chiếm khoảng 31% giá trị XK thủy sản Việt Nam sang Úc.

Người tiêu dùng Úc rất chuộng các loại tôm sú có kích cỡ lớn, mà đây lại là thế mạnh của ngành tôm Việt Nam. Nhưng tôm Việt Nam vào Úc đang phải đối mặt với hàng rào kiểm dịch còn khắt khe hơn cả khi XK sang các thị trường khó tính khác như Mỹ, EU…

Bởi Chính phủ Úc quy định tôm được NK vào nước này phải có xuất xứ từ những quốc gia sạch bệnh đốm trắng và đầu vàng. Việt Nam chưa được Úc công nhận điều này, nên các doanh nghiệp không thể XK tôm tươi sang Úc, mà chỉ được XK tôm đã qua xử lý như nấu chín, bỏ đầu… Do đó, khó mở rộng được thị phần cũng như chủng loại sản phẩm tôm XK.

Để vượt qua rào cản kiểm dịch khắt khe của Úc, ngoài nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc đảm bảo chất lượng tôm XK, còn cần tới sự tham gia của ngành nông nghiệp trong việc đàm phán gỡ bỏ việc kiểm tra virus đốm trắng, đầu vàng.

Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, hiện nay, Úc đang mong muốn Việt Nam mở cửa trở lại cho trái cherry vùng Tasmania (Việt Nam đã ngưng NK cherry vùng Tasmania của Úc do lo ngại về vi trùng từ ruồi giấm).

Vì vậy, nếu Úc muốn đàm phán để Việt Nam đồng ý cho phép NK trở lại trái cherry vùng Tasmania, thì ta cũng nên yêu cầu họ bỏ việc kiểm tra các loại virus gây bệnh đốm trắng, đầu vàng trên tôm. Liên quan tới vấn đề này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản VN (VASEP) cho rằng, quy mô nuôi tôm ở Úc rất nhỏ, vì vậy, các bệnh đốm trắng, đầu vàng sẽ không mấy ảnh hưởng tới ngành thủy sản nội địa nước này.

Do đó, Việt Nam có thể kiến nghị Úc bỏ việc kiểm tra virus đốm trắng, đầu vàng trên tôm có nguồn gốc từ Việt Nam, hoặc ít ra là có một thỏa thuận song phương giữa Úc và Việt Nam về thống nhất phương pháp kiểm tra các loại virus nói trên.

Theo VASEP, trong 6 tháng đầu năm nay, XK thủy sản sang Úc đạt 80,9 triệu USD, tăng 2,4% so cùng kỳ 2015. Qua đó, Úc đang là thị trường lớn thứ 7 của thủy sản Việt Nam sau Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN.

Nông Nghiệp Việt Nam/Dân Việt, 10/08/2016
Đăng ngày 11/08/2016
Sơn Trang
Kinh tế

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:40 21/01/2025

Giá thành thức ăn thủy sản: Cân bằng chi phí và hiệu quả

Nuôi tôm hiện nay chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất, có thể lên tới 50-70%. Do đó, việc cân bằng giữa giá thành và hiệu quả sử dụng thức ăn là yếu tố then chốt giúp người nuôi đạt được lợi nhuận bền vững. Để làm được điều này, người nuôi cần hiểu rõ về cách lựa chọn, sử dụng và quản lý thức ăn sao cho tối ưu.

Thức ăn
• 09:54 21/01/2025

Long An: Người nuôi tôm vui mừng vì giá tăng vào dịp Tết

Sau gần hai năm đối mặt với giá tôm thấp, người nuôi tôm tại Long An đã có lý do để vui mừng khi giá tôm tăng mạnh vào những ngày cuối năm. Đây là một tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản của tỉnh, mang lại lợi nhuận đáng kể và giúp các hộ nuôi tôm vơi bớt khó khăn tài chính sau một thời gian dài.

Giá tôm
• 09:39 20/01/2025

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 10:45 17/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:28 21/01/2025

Top 10 loài cá cảnh nuôi trong nhà thu hút tài lộc và may mắn

Không gian sống của bạn sẽ trở nên sinh động hơn khi được tô điểm bởi những loài cá cảnh đẹp với màu sắc nổi bật. Không chỉ đóng vai trò trang trí, việc nuôi cá cảnh trong nhà còn mang ý nghĩa phong thủy, giúp thu hút tài lộc, may mắn, và mang đến sự cân bằng năng lượng cho gia chủ.

Các loài cá cảnh
• 15:28 21/01/2025

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:28 21/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 15:28 21/01/2025

Giá thành thức ăn thủy sản: Cân bằng chi phí và hiệu quả

Nuôi tôm hiện nay chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất, có thể lên tới 50-70%. Do đó, việc cân bằng giữa giá thành và hiệu quả sử dụng thức ăn là yếu tố then chốt giúp người nuôi đạt được lợi nhuận bền vững. Để làm được điều này, người nuôi cần hiểu rõ về cách lựa chọn, sử dụng và quản lý thức ăn sao cho tối ưu.

Thức ăn
• 15:28 21/01/2025
Some text some message..