Xuất khẩu thủy sản sẽ tiếp tục gặp khó trong năm 2013

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2012 sẽ đạt gần 6,2 tỷ USD, tăng gần 1% so với năm 2011, nhưng thấp hơn so với mục tiêu 6,5 tỷ USD đã đề ra. Và trong năm 2013, xuất khẩu thủy sản nước ta vẫn sẽ tiếp tục gặp khó.

nha may che bien thuy san
Công nhân xí nghiệp chế biến thủy sản.

Nỗ lực vượt “sóng gió”

Dù đã có nhiều cố gắng nhưng do đối diện với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước nên kim ngạch xuất khẩu nước ta trong năm 2012 không được như mong muốn.

Theo số liệu từ VASEP, tính đến giữa tháng 10/2012, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đạt hơn 1,7 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ cuối quý II/2012, xuất khẩu tôm đã bắt đầu xu hướng giảm sút. Cụ thể, tháng 6/2012 giảm 4% so với tháng 6/2011, tháng 7 giảm 6,8%, tháng 8 giảm 21,6%, tháng 9 giảm 23,1% và nửa đầu tháng 10 giảm 7,6%.

Theo dự báo của nhiều chuyên gia, trong bối cảnh thị trường có nhiều khó khăn như năm nay, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ đạt khoảng 2,2 tỷ USD, giảm 8,3% so với năm 2011.

Đối với ngành cá tra, những khó khăn tiếp diễn từ quý II/2012 như giá cá tra liên tục giảm sút, người nuôi “bỏ nghề, treo ao”, thiếu vốn và nguyên liệu cho sản xuất và chế biến xuất khẩu, nhu cầu tại thị trường chủ lực EU giảm sút... khiến cho giá trị xuất khẩu cá tra của nước ta tính từ đầu năm đến giữa tháng 10/2012 chỉ đạt hơn 1,36 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, xuất khẩu cá tra trong năm nay sẽ đạt gần 1,8 tỷ USD, tương đương với năm 2011. Các mặt hàng hải sản đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng khoảng 19% so với năm ngoái…

“Bức tranh” buồn trong năm tới

Dự báo của VASEP cũng cho thấy, xuất khẩu thủy sản năm 2013 vẫn sẽ tiếp tục gặp khó. Trong năm 2013, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu nguyên liệu thủy sản phục vụ cho sản xuất nhiều hơn, tăng 30% so với năm 2012 với kim ngạch đạt trung bình 65 - 70 triệu USD/tháng.

Bên cạnh đó, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU, một trong những thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản nước ta vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng âm về kim ngạch, giảm khoảng 12 - 15% so với năm 2012.

Đồng thời, tại thị trường Nhật Bản, vấn đề Ethoxyquin sẽ tiếp tục chi phối xuất khẩu tôm sang thị trường này, do vậy xuất khẩu tôm sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản nói chung sẽ giảm 1,5 – 2% so với năm 2012.

Ngoài ra, sự cạnh tranh về xuất khẩu thủy sản trên thế giới sẽ ngày càng gay gắt, trong đó Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ có xu hướng hạ giá bán sản phẩm tôm, Bangladesh bắt đầu thúc đẩy sản xuất tôm thẻ chân trắng... tạo áp lực lên mặt hàng tôm xuất khẩu của nước ta. Đối với cá tra, mặc dù hiện tại Việt Nam vẫn là nước sản xuất và xuất khẩu lớn nhất thế giới, song Thái Lan, Phillipines và nhiều nước khác đang tích cực đầu tư vào việc nuôi, xuất khẩu cá tra để sẵn sàng cạnh tranh với Việt Nam trong thời gian tới.

Tuy nhiên, vấn đề khó khăn lớn nhất đối với ngành thủy sản trong năm tới vẫn chính là thiếu vốn cho sản xuất. Nhìn chung, “bức tranh” của ngành thủy sản Việt Nam trong năm 2013 sẽ không mấy sáng sủa nếu không có một giải pháp hữu hiệu trong vấn đề khơi thông vốn phục vụ cho thủy sản.

báo Công Thương
Đăng ngày 21/11/2012
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 23:04 26/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 23:04 26/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 23:04 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 23:04 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 23:04 26/04/2024