Xuất khẩu tôm 2018 có thể chạm mốc 4 tỷ USD

6 tháng đầu năm, do ảnh hưởng về giá cả, giá trị XK tôm chỉ tăng trưởng nhẹ, qua đó ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng chung của XK thủy sản. Tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm, XK tôm có nhiều hy vọng khởi sắc, qua đó có thể giúp cho XK tôm cả năm đạt khoảng 4 tỷ USD.

Xuất khẩu tôm 2018 có thể chạm mốc 4 tỷ USD
Chế biến tôm xuất khẩu.

Theo Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, XK tôm đã đạt 1,6 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ 2017. Như vậy, mức tăng trưởng về giá trị XK tôm trong nửa đầu năm nay là khá khiêm tốn. Nguyên nhân chính là do trong quý II, giá tôm trên toàn cầu cũng như giá tôm XK của Việt Nam giảm nhiều do sản lượng tăng cao, khiến cho giá trị XK tôm trong quý này chỉ đạt hơn 893 triệu USD (giảm 4% so với quý II/2017).

XK tôm giảm trong quý II, còn đến từ phía thị trường do các nhà NK ở những thị trường lớn vẫn còn một lượng không nhỏ tôm tồn kho. May mà trong quý I, XK tôm tăng trưởng 20% nên tính chung cả 6 tháng đầu năm, XK tôm vẫn tăng trưởng nhẹ.

Tuy nhiên, từ nửa cuối tháng 6, thị trường tôm đã bắt đầu khởi sắc trở lại, khi nhiều DN ký được những hợp đồng XK với giá trị lớn do nhu cầu mua tôm của nhiều nhà NK đã tăng trở lại.

Theo VASEP, nhìn lại XK tôm những năm qua, có thể thấy thị trường trong nửa cuối năm thường thuận lợi hơn nửa đầu năm. Chẳng hạn, tại thị trường Mỹ, từ năm 2015 đến nay, từ tháng 7 đến tháng 12 mỗi năm, khối lượng tôm NK bao giờ cũng cao hơn từ tháng 1 đến tháng 6. Năm nay cũng vậy, dự báo là lượng tôm NK vào Mỹ sẽ tăng lên trong nửa cuối của năm so với nửa đầu năm. EU cũng sẽ tăng NK trong những tháng cuối năm. Các thị trường chính khác cũng đang ổn định lại nhu cầu NK tôm.

Trong khi đó, dù vẫn gặp khó khăn ở thị trường Mỹ vì thuế chống bán phá giá ở mức cao, nhưng dư địa để Việt Nam đẩy mạnh XK tôm sang Mỹ vẫn còn khá lớn. Hiện Việt Nam có khả năng XK tới 150 ngàn tấn tôm sang Mỹ, nhưng trên thực tế mới chỉ XK được khoảng 60 ngàn tấn/năm (chiếm khoảng 10% lượng tôm NK vào Mỹ). Mới đây, trong đợt xem xét hành chính lần thứ 12 (POR 12), Bộ Thương mại Mỹ đã áp thuế chống bán phá giá với tôm Ấn Độ ở mức 1,35% (tăng 0,84% so với POR 11). Mức tăng thuế chống bán phá giá này là không lớn, nhưng cũng sẽ có tác động nhất định tới việc XK tôm Ấn Độ sang Mỹ. Qua đó, giúp cho tôm Việt Nam “dễ thở” hơn đôi chút khi cạnh tranh với tôm Ấn Độ tại thị trường quan trọng này.

Ngoài việc các thị trường chính sẽ tăng lượng tôm NK trong những tháng cuối năm, XK tôm còn kỳ vọng nhiều hơn vào việc giá tôm sẽ tăng lên khi mà sản lượng toàn cầu giảm xuống. Ở Ấn Độ, do bị thua lỗ vì giá tôm giảm xuống dưới giá thành, nông dân đã giảm khoảng hơn 30% lượng tôm giống thả nuôi, khiến cho khoảng 50% trại tôm giống đã phải tạm ngừng hoạt động. Dự kiến lượng tôm giống thả nuôi cho vụ 2 trong năm, bắt đầu từ tháng 7 này, cũng sẽ giảm tương tự.

Niềm hy vọng lớn nhất của XK tôm Việt Nam trong 6 tháng cuối năm vẫn là thị trường EU. Nửa đầu năm nay, trong khi XK tôm sang nhiều thị trường chính sụt giảm thì thị trường EU vẫn tăng trưởng tốt. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, XK tôm sang EU đạt 405,6 triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, XK tôm sang EU vẫn duy trì được đà tăng trưởng tốt của năm 2017 (đạt trên 862,8 triệu USD, tăng 43,7% so năm 2016). 3 thị trường chính ở EU là Hà Lan, Anh và Đức đều tăng trưởng mạnh lần lượt là 74%, 23% và 53%.

XK tôm sang EU tiếp tục tăng trưởng cao, trước hết là nhờ ưu đãi về thuế. Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, trong khi 2 đối thủ cạnh tranh là Thái Lan và Trung Quốc hiện không được hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU, thì Việt Nam lại đang được hưởng GSP đối với tôm nguyên liệu đông lạnh (mã HS 030617) là 4,2% và tôm chế biến đông lạnh (HS 160521) là 7%. Dự kiến khi Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực, XK tôm sang EU càng có cơ hội tăng trưởng mạnh hơn nữa nhờ những ưu đãi về thuế NK tôm từ Việt Nam. Các nhà NK EU ngày càng ưa chuộng các sản phẩm chế biến từ tôm thẻ chân trắng, và đây cũng là lợi thế của ngành tôm Việt Nam. Chỉ riêng tại thị trường Hà Lan, trong 5 tháng đầu năm nay, NK tôm thẻ chân trắng chế biến từ Việt Nam đã tăng tới 161%.

Bên cạnh đó, việc đối thủ cạnh tranh chính của tôm Việt Nam tại EU là Ấn Độ tiếp tục gặp khó khi XK vào thị trường này do những vấn đề liên quan đến dư lượng kháng sinh trong tôm (tần suất kiểm tra tôm Ấn Độ NK vào EU hiện là 50%), cũng đã và đang là cơ hội tốt để Việt Nam đẩy mạnh XK tôm sang EU trong thời gian qua cũng như trong 6 tháng cuối năm 2018.

Với sự ổn định trở lại về mặt thị trường, cộng với giá tôm trên toàn cầu đang có xu hướng tăng trở lại khi mà nguồn cung đã giảm, VASEP cho rằng XK tôm trong 6 tháng cuối năm sẽ tăng trưởng tốt hơn. Nhờ vậy, giá trị XK tôm cả năm có thể lần đầu tiên chạm mốc 4 tỷ USD.

NNVN
Đăng ngày 30/07/2018
Sơn Trang
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 17:29 28/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 17:29 28/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 17:29 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 17:29 28/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 17:29 28/11/2024
Some text some message..