Xuất khẩu tôm Ấn Độ cũng “điêu đứng” do Ethoxyquin

Nhật Bản là một trong những thị trường chính nhập khẩu tôm của Ấn Độ với tốc độ tăng trưởng ổn định qua từng năm. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm Ấn Độ vào thị trường này cũng đang lâm vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn sau khi cơ quan thẩm quyền Nhật Bản phát hiện dư lượng Ethoxyquin trong tôm của Ấn Độ xuất khẩu sang nước này.

chế biến tôm ấn độ
Dây chuyền chế biến tôm Ấn Độ.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Ấn Độ là nước xuất khẩu tôm vào Nhật Bản lớn thứ 3 sau Thái Lan và Việt Nam với sản lượng tôm xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản trong năm 2011 đạt 30.936 tấn, tăng 9,1% so với năm trước. Đây cũng là năm thành công của ngành tôm Ấn Độ với sự xuất hiện của mặt hàng tôm chân trắng cỡ lớn. Sản phẩm này không chỉ tác động đến giá tôm cỡ lớn từ các nước sản xuất tôm khác mà còn khiến người tiêu dùng Nhật Bản ưu tiên chọn mua tôm thẻ thay vì tôm sú như trước đây do phù hợp với điều kiện kinh tế.

Bước sang năm 2012, xuất khẩu tôm Ấn Độ vấp phải nhiều rào cản thương mại từ thị trường Nhật Bản. Đầu tiên là quyết định kiểm tra 100% lô tôm Ấn Độ nhập khẩu vào thị trường này đối với kháng sinh Furazolidon đã khiến xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Nhật Bản giảm mạnh so với tháng trước; cụ thể tháng 2/2012 giảm 47,9% so với tháng 1/2012, tháng 4/2012 giảm 19,7% so với tháng 3/2012, tháng 5/2012 giảm 17,9% so với tháng  4/2012. Mặc dù, quyết định này chỉ có hiệu lực đến 31/3/2012 nhưng xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Nhật Bản chỉ tăng trưởng trở lại từ tháng 6.

Tuy nhiên, chỉ sau hai tháng tăng trưởng, vào tháng 8 xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Nhật Bản tiếp tục vướng phải rào cản Ethoxyquin khi cơ quan thẩm quyền Nhật Bản đột ngột hạ mức dư lượng Ethoxyquin trong tôm nhập khẩu từ Ấn Độ xuống mức 0,01 ppm mà không có bất kỳ thông báo nào trước, cũng như không đưa ra bất kỳ nghiên cứu khoa học nào. Sự kiện này đã làm cho xuất khẩu tôm Ấn Độ gặp nhiều khó khăn, bởi hàng loạt lô tôm của Ấn Độ bị trả về, nhiều công ty ngừng xuất khẩu tôm sang Nhật Bản và không dám tiếp tục thu mua tôm từ người nuôi, giá tôm Ấn Độ giảm từ 20 - 25%.

Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Ấn Độ đã cử nhiều đoàn sang đàm phán với cơ quan thẩm quyền của Nhật Bản nhưng tình hình chưa được cải thiện dù truyền thông Ấn Độ đưa tin phía Nhật Bản đã cam kết sẽ tạm ngừng quy định này. Với những chính sách khuyến khích sản xuất tôm của Chính phủ Ấn Độ trong năm 2012, dự kiến sản lượng tôm chân trắng của Ấn Độ năm nay sẽ tăng mạnh. Tuy nhiên, trước những khó khăn hiện nay của thị trường Nhật Bản, xuất khẩu tôm của Ấn Độ năm nay nhiều khả năng sẽ giảm.

báo Công Thương
Đăng ngày 16/10/2012
Thế giới

Xu hướng tiêu dùng hải sản trong năm 2025

Nhu cầu tiêu dùng hải sản trên thế giới luôn biến động theo sự thay đổi của thị trường, công nghệ, và nhận thức của người tiêu dùng.

Hải sản
• 09:51 12/02/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 10:26 27/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 13:40 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 13:40 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 13:40 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 13:40 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 13:40 18/02/2025
Some text some message..