Xuất khẩu tôm có đạt kế hoạch?

Dù chịu nhiều áp lực cạnh tranh, khó khăn về thị trường tiêu thụ và gánh nặng chi phí đã làm giảm lượng xuất khẩu 2 tháng qua song xuất khẩu tôm trong quý 3 vẫn đạt khoảng 690 triệu USD, tăng 19% so với quý 2.

xuat khau tom ke hoach
Chế biến tôm xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm có thể hồi phục nhờ nguồn cung tôm nguyên liệu trong nước được cải thiện và nhu cầu nhập khẩu tăng của các thị trường. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu 2,5 tỷ USD trong năm 2012, riêng quý 4 phải đạt kim ngạch 800 triệu USD.

Lần đầu tiên vượt mốc xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2010, ngành tôm Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng mạnh với giá trị xuất khẩu năm 2011 đạt gần 2,4 tỷ USD, tăng 13,7% so với 2010. Năm 2012, dù thị trường có nhiều khó khăn nhưng VASEP vẫn tin tưởng, xuất khẩu tôm sẽ đạt 2,5 tỷ USD, cao hơn 100 triệu USD so với năm 2011.

Ước giá trị xuất khẩu tôm trong quý 3/2012 đạt khoảng 690 triệu USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 19% so với quý 2/2012 (579,22 triệu USD), chiếm 36,9% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản trong quý, đưa tổng giá trị xuất khẩu tôm 9 tháng đầu năm 2012 lên 1,7 tỷ USD.

Xuất khẩu tôm sú và tôm chân trắng trong quý 3 tăng so với quý 2 do nhu cầu nhập hàng tăng cao tại nhiều nước để chuẩn bị cho tiêu thụ cuối năm. Như vậy, muốn mang về thêm 800 triệu USD để đạt mục tiêu năm 2012 đã đề ra, trong 3 tháng còn lại, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm phải tăng tốc quyết liệt!

Theo các doanh nghiệp, nếu trong thời gian tới, các chính sách của Nhà nước điều chỉnh hạ lãi suất cho vay và tăng hạn mức tín dụng của ngân hàng nhằm bổ sung nguồn vốn thu mua tôm nguyên liệu cho chế biến sẽ giúp thúc đẩy hơn nữa hoạt động sản xuất tôm nguyên liệu và chế biến xuất khẩu.

Hiện nay chỉ có khoảng 35% số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm đủ tiềm lực tài chính để duy trì hoạt động sản xuất, các doanh nghiệp còn lại đang trong tình trạng thiếu vốn chung. Nếu không được hỗ trợ kịp thời, xuất khẩu tôm cũng khó có thể “tăng tốc” trong trong quý 4.

Trong quý 3/2012, tôm nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu đã bớt căng thẳng do vào vụ thu hoạch tôm ở trong nước và nhiều doanh nghiệp vẫn còn nguyên liệu nhập khẩu từ quý 2 chuyển sang. Đồng thời, các nước sản xuất tôm khác cũng vào vụ chính nên có thêm nguồn cung. Do vậy, nhập khẩu tôm nguyên liệu để chế biến xuất khẩu trong quý 3 đã giảm so với 2 quý vừa qua bởi giá tôm nguyên liệu trong nước đã giảm xuống mức gần với giá tôm nhập khẩu.

Tuy vậy, xuất khẩu tôm Việt Nam tiếp tục cạnh tranh mạnh với tôm Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia và Ecuador. Mới đây, Ấn Độ đã nới lỏng quy định hạn chế nhập khẩu tôm chân trắng bố mẹ. Với việc sửa đổi này, sản xuất tôm chân trắng của Ấn Độ sẽ có nhiều thuận lợi hơn và nhờ đó, sản lượng tôm chân trắng sẽ tiếp tục được đẩy mạnh.

Theo dự báo của FAO, sản lượng tôm chân trắng của Ấn Độ năm 2012 sẽ tăng 30% so với năm 2011, đạt khoảng 100.000 tấn; sản lượng tôm chân trắng của Indonesia cũng sẽ đạt ở mức cao. Tại Trung Mỹ, tình hình nuôi tôm cũng thuận lợi tuy mưa sớm. Sản lượng tôm của các nước Nam Mỹ dù không cao nhưng lượng dự trữ còn nhiều do nhu cầu của châu Âu xuống thấp.

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tại nhiều nước châu Âu tới nhu cầu tiêu thụ thủy sản nói chung và tôm nói riêng đã thể hiện rõ nét nhất trong năm 2012. Nhật Bản, Mỹ và EU vẫn là 3 thị trường trọng điểm của ngành tôm Việt Nam.

Từ đầu năm đến nay xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU đã giảm, do nền kinh tế châu Âu chưa thật sự hồi phục và nhu cầu nhập khẩu tôm không được cải thiện. Thắt chặt tín dụng từ ngân hàng tại Tây Ban Nha và nhiều nước khác ở châu Âu đang gây nhiều khó khăn cho các công ty nhập khẩu. Ở các nước Pháp, Italia, Bỉ, Hà Lan..., nhiều công ty nhập khẩu khác cũng đang đối mặt với tình trạng tương tự.

Trong bối cảnh nền kinh tế của nhiều nước châu Âu không mấy khả quan, việc giá tôm tăng khiến tiêu thụ giảm, nhập khẩu tôm vào khu vực này cũng sụt giảm theo.

Tháng 7/2012, xuất khẩu tôm sang EU tiếp tục giảm 13,8% và giảm sâu hơn trong nửa đầu tháng 8. Tính đến 15/8/2012, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này đạt trên 185 triệu USD, giảm 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều nhận định cho rằng, thị trường EU khó có thể hồi phục trong năm 2012 nên xuất khẩu sang EU trong mấy tháng cuối năm sẽ khó có thể tăng trưởng trở lại.

Bên cạnh đó, các nguồn cung tôm cho thị trường Mỹ và Nhật Bản sẽ gia tăng tạo sức ép lớn lên giá tôm tại 2 thị trường này. Việc Nhật Bản áp dụng định mức Ethoxyquin quá thấp đối với tôm của Việt Nam, cho dù có chất lượng và nhiều phân khúc sản phẩm, thị trường tốt, được nhiều nhà nhập khẩu quan tâm... đã, đang và sẽ tác động không tốt đến hoạt động xuất khẩu cũng như gây áp lực lớn đối với các doanh nghiệp tôm Việt Nam trong thời gian tới.

Khó khăn là vậy nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp bám trụ thành công ở thị trường khó tính này, trong đó có Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Cà Mau (Agrimexco Ca Mau). Kim ngạch xuất khẩu tôm của Công ty này sang thị trường Nhật Bản vẫn không sụt giảm, đạt trị giá 8,6 triệu USD với 1.200 tấn tôm xuất khẩu các loại. Nhật Bản và châu Âu hiện chiếm 70% tổng khối lượng tôm xuất khẩu của công ty.

Để đảm bảo các lô hàng vào Nhật Bản không bị vướng Ethoxyquin, Công ty vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ dư lượng chất này trong sản phẩm trước khi xuất khẩu. Đại diện Agrimexco Cà Mau cho biết, mặc dù xuất khẩu tôm của công ty sang Nhật Bản không giảm nhưng xuất khẩu tôm sang châu Âu lại giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân chủ yếu do suy thoái kinh tế nên các nhà nhập khẩu chỉ mua đủ lượng hàng tiêu thụ, không mua dự trữ như các năm trước và chủ yếu mua tôm chân trắng. Hy vọng, với quyết tâm của các doanh nghiệp, năm 2012 xuất khẩu tôm sẽ đạt kim ngạch 2,5 tỷ USD như mục tiêu đề ra.

VnEconomy
Đăng ngày 20/10/2012
Kinh tế

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 10:22 31/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 17:33 07/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 17:33 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 17:33 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 17:33 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 17:33 07/11/2024
Some text some message..